Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thừa Thiên-Huế: Thách thức trong quy hoạch đôi bờ sông Hương

Thừa Thiên-Huế: Thách thức trong quy hoạch đôi bờ sông Hương

Cập nhật: 29/05/2015

Sông Hương là biểu tượng của cố đô Huế từ xưa nay. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh của đô thị, nhiều công trình kiến trúc nhà cao tầng… mọc lên dọc 2 bờ sông có nguy cơ phá vỡ cảnh quan đôi bờ.

Trước thách thức đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lập Dự án “Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương” do Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tài trợ với tổng số tiền 6,4 triệu USD, thời gian thực hiện từ nay đến tháng 6/2017.

Tuy nhiên, việc quy hoạch như thế nào để tạo được những điểm nhấn mà không ảnh hưởng đến hệ thống di sản Huế và không làm phá vỡ nét độc đáo của một đô thị di sản luôn là mối quan tâm của những người yêu Huế.

Dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương được thực hiện trên chiều dài 15km từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, phạm vi chiều rộng 100m từ bờ sông ra các trục đường và hơn 360 ha diện tích mặt nước.

Ông Ohn Joeng Te, Chủ nhiệm dự án này cho biết: Việc quy hoạch gắn liền với định hướng khai thác du lịch, xây dựng các điểm du lịch ven bờ sông như tham quan di sản, lưu trú nghỉ dưỡng, trải nghiệm sinh thái, mở các điểm giải trí… dọc sông Hương.

“Nghiên cứu về sông Hương, chúng tôi nghiên cứu sâu về văn hóa, và chúng tôi đi sâu về việc nghiên cứu về môi trường cảnh quan hai bên bờ sông Hương. Sông Hương là một trong những địa điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Cho nên chúng tôi tập trung nghiên cứu mở rộng về lĩnh vực du lịch, phục vụ cho khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế”, ông Ohn Joeng Te cho biết.

Sông Hương nằm phía Nam Kinh thành Huế có yếu tố phong thủy quan trọng trong hệ thống kiến trúc của Quần thể Di tích Cố đô Huế. Vì thế, con sông này cần được giữ gìn.

Trong kỳ họp lần thứ 28 của Ủy ban Di sản Thế giới tại Tô Châu, Trung Quốc, UNESCO đã chính thức đề nghị Việt Nam và chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế lập hồ sơ đề cử sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới. Thế nhưng cho đến nay, Huế vẫn chưa thực hiện đề nghị này. Nhiều ý kiến cho rằng, nên cẩn trọng trong việc thực hiện quy hoạch đôi bờ sông Hương, đặc biệt là việc phát triển du lịch.

Theo Giáo sư - Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, đô thị Huế có nét đặc trưng rất riêng mà nhiều nơi khác không có được, đó là một đô thị di sản và cả đô thị sinh thái, trong đó sông Hương là linh hồn của Huế.

Vì vậy, theo Giáo sư Hoàng Đạo Kính, việc xây dựng quy hoạch cần phải được thực hiện cẩn trọng: “Về cơ bản, sông Hương vẫn được giữ gìn ở dạng xanh tươi, tự nhiên và còn rất khoan thai trong một đô thị càng ngày càng trở nên tấp nập. Tuy nhiên, việc xây dựng cơi nới thêm chợ Đông Ba và những công trình to lớn chất tải lên bờ phía Bắc, cũng như việc xây dựng thêm công trình phục vụ du lịch ở bờ Nam thành phố về chiều cao và quá gần sông Hương thì đang làm tổn hại của sự thanh thản tự nhiên của dòng chảy sông Hương chảy qua đô thị”.

Bà Lã Thị Kim Ngân, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, cần phân đoạn cụ thể sông Hương để có hướng quy hoạch phù hợp.

Theo bà Ngân, từ đồi Vọng Cảnh đến phường Kim Long phải bảo tồn các di tích, làng mạc ven sông, không xây dựng các công trình quá cao. Đoạn từ Kim Long đến chợ Đông Ba là không gian phát triển văn hóa và dịch vụ du lịch. Từ chợ Đông Ba đến phố cổ Bao Vinh là nơi cần bảo tồn các nhà cổ có kiến trúc gỗ…

Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa thì không đồng tình với quan điểm phải xây công trình lớn mới làm đẹp bờ sông vì như thế là không phù hợp với sông Hương.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoa, Huế cần giữ gìn những giá trị vốn có của sông Hương, bảo tồn các yếu tố văn hóa truyền thống, trùng tu hệ thống di sản ven sông: “Điểm nhấn ở hai bờ sông Hương không phải là những công trình kiến trúc thẩm mỹ có quy mô lớn, không nhất thiết phải như vậy. Điểm nhấn là những mảng xanh, những bến nước, những công trình tiểu kiến trúc, nhỏ nhỏ xinh xắn và cái đó mới chính là thần thái của dòng sông Hương”.

Quá trình đô thị hóa thời gian gần đây khiến cảnh quan đôi bờ sông Hương bị ảnh hưởng nặng nề. Việc phát triển chiều cao của các công trình xây dựng quá sát dòng sông như: khách sạn Hương Giang, Century, nhà nổi trên sông Hương… đã bộc lộ những mối đe dọa thật sự cho cảnh quan đôi bờ.

Vì thế, trước đây người dân và giới nghiên cứu đã từng lên tiếng phản đối việc xây dựng tổ hợp dự án khách sạn 5 sao trên đồi Vọng Cảnh, khu du lịch và khách sạn 5 tầng ở cồn Dã Viên nằm giữa sông Hương, buộc các dự án này phải dừng lại.

Rõ ràng, việc quy hoạch chi tiết 2 bờ sông Hương cần giữ gìn vẻ mềm mại của dòng sông, tránh biến dòng sông thành “đại lộ kinh tế”. Đó là mong ước chung của giới chuyên môn cũng như người dân Huế.

VOVGT
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034686

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC