Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thừa Thiên Huế: Tìm lối đi riêng cho du lịch phố cổ

Thừa Thiên Huế: Tìm lối đi riêng cho du lịch phố cổ

Cập nhật: 07/03/2024

Các khu phố cổ là một trong những bộ phận quan trọng, cấu thành đô thị Huế từ xưa đến nay. Những khu phố cổ ấy đã để lại rất nhiều di sản phong phú. Ngày nay, dấu ấn văn hóa xã hội phố thị vẫn còn rất sống động ở Gia Hội, Bao Vinh và được các chuyên gia nhìn nhận có rất nhiều tiềm năng du lịch để “hút” du khách tìm đến.

Du khách trong trang phục áo dài tham quan một điểm dừng ở phố cổ Bao Vinh

Nghiên cứu về phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh, nhóm nghiên cứu trẻ Trần Văn Dũng, Đỗ Minh Điền, Lê Nguyên Phú (TP. Huế) nhìn nhận, với yếu tố thuận lợi “cận kinh, cận thị, cận giang” là khu vực đô hội, quy tụ nhiều dinh phủ của ông hoàng, bà chúa, quan lại nhà Nguyễn, tạo nên sự đa dạng và độc đáo trong tổng thể kiến trúc khu phố. Tuy nhiên, trải qua thời gian cũng như nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan đã có những tác động khác nhau đến việc quy hoạch, tu bổ, bảo tồn. Do vậy việc cấp thiết là phải nhanh chóng được bảo tồn và phát huy giá trị, tránh nguy cơ biến dạng, phá hủy dần trong tương lai.

Ngoài chính sách bảo tồn, theo nhóm nghiên cứu này cần đẩy mạnh xúc tiến và đa dạng hóa quảng bá du lịch để giới thiệu những nét đặc sắc của khu phố đến với du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, đưa ra giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng. Bởi lẽ du lịch di sản không thể tách rời với cộng đồng đang sống trong khu vực di sản. “Gia Hội - Chợ Dinh đang có lợi thế hiện hữu nhiều lễ hội có giá trị về mặt văn hóa, ngành nghề, nhóm nghề thủ công nức tiếng một thời nên có lợi thế phát triển du lịch trải nghiệm”, nhóm nghiên cứu trẻ nhận định.

Trong khi đó, bàn về khai thác du lịch phố cổ Bao Vinh, ThS. Phan Thị Thúy Vân (Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế) chỉ rõ không chỉ tập trung chủ yếu các di sản vật thể, phi vật thể mà cần đẩy mạnh tiềm năng du lịch đường sông gắn với hạ lưu sông Hương - một trong những hồn cốt tạo ra sự khác biệt. Do vậy cần xây dựng nhiều hoạt động gắn với sông nước, tất nhiên cũng chú trọng đầu tư ở trên bộ.

Theo quan điểm bà Vân, sông Hương và các chi lưu vốn rất giàu dư địa để phát triển các tour tham quan di tích lịch sử, khám phá văn hóa đường sông. Trong đó, Bao Vinh đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các trung tâm văn hóa du lịch ở khu vực nội đô và vùng nông thôn ven đô. Và để làm được điều đó, cần phải có những chính sách hợp lý trong công tác khai thác tài nguyên phát triển du lịch, sự ủng hộ của doanh nghiệp cũng như sự đồng hành của người dân.

Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, để khai thác du lịch một cách hiệu quả các khu phố cổ ở Huế cần phải học hỏi cách làm từ phố cổ Hội An. Điểm cần lưu ý, theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng (Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế) đó là quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo các kiến trúc chùa, hội quán, phủ đệ, giữ lại một số ngôi nhà cổ trên 100 năm, giữ gìn các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, phục chế các ngôi nhà rường cổ.

Ông Đăng cho rằng, các cấp chính quyền dù đã cố gắng trong việc triển khai một số hoạt động nhưng thành quả đưa lại chưa được bao nhiêu. Vì thế, cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm những điều làm được, chưa làm được khi triển khai dịch vụ phố đêm. Trong đó, lưu ý vấn đề trang trí, bố cục không gian kiến trúc gắn với các điểm di sản, giao thông. Ngoài ra, công cuộc khai thác di sản văn hóa - lịch sử khu vực phố chợ cổ Huế cũng phải gắn liền với các hoạt động du lịch tại Cố đô, các tour du lịch đang dần được triển khai tại vùng hạ lưu sông Hương và phá Tam Giang.

Để tạo được điểm nhấn, các chuyên gia còn lưu ý thêm về việc khôi phục, phát huy các ngành nghề truyền thống cũng như nghề thủ công truyền thống từng tồn tại ở các khu phố cổ. Quá trình phát triển du lịch dịch vụ cũng cần có sự đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực một cách bài bản, phải làm sao để người dân ở những khu phố cổ ấy vừa phục vụ du lịch, vừa chung tay làm công tác bảo tồn, phát huy giá trị nơi mình đang sinh sống, thụ hưởng.

Bài, ảnh: Nhật Minh

Báo Thừa Thiên Huế – baothuathienhue.vn – Đăng ngày 06/3/2024
Từ khóa: du-lich, lối đi, phố cổ, Thua-Thien-Hue

Tin liên quan

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Hà Nội hiện có 6.489 di tích các loại. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị, thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt Luật Di sản Văn hóa, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý,

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Quảng Bình thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038432

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC