Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 28/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Tiền Giang: Phát triển chợ truyền thống thành điểm du lịch đặc sắc

Tiền Giang: Phát triển chợ truyền thống thành điểm du lịch đặc sắc

Cập nhật: 05/03/2025

Tính đến cuối năm 2024, Tiền Giang có gần 180 chợ truyền thống, trong đó có 5 chợ hạng 1, 17 chợ hạng 2 và 158 chợ hạng 3. Từ bao đời nay, chợ truyền thống đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người dân các vùng miền nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng.


Chợ Mỹ Tho (TP. Mỹ Tho) là chợ lâu đời nhất ở miền Tây Nam bộ

Không chỉ đơn thuần là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ truyền thống còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của địa phương, phản ánh nhịp sống bình dị mà tràn đầy sức sống. Ở tỉnh Tiền Giang có những khu chợ như chợ nổi Cái Bè, chợ Mỹ Tho, chợ Gò Công… không chỉ là nơi giao thương sầm uất mà còn mang dấu ấn lịch sử, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. 

Chợ nổi Cái Bè là minh chứng sinh động cho văn hóa chợ nổi Nam bộ, trong khi chợ Mỹ Tho lại gắn liền với hình ảnh thành phố sông nước trù phú. Mỗi khu chợ là một trang sách mở, kể về câu chuyện của con người và vùng đất Tiền Giang.

Dạo quanh các chợ truyền thống, mọi người dễ dàng bắt gặp những gian hàng đầy ắp sản vật địa phương, từ trái cây miệt vườn chín mọng, hải sản tươi rói đến những món ăn dân dã mang hương vị quê nhà. 

Không chỉ có hàng hóa, mà chính những con người mộc mạc, chân chất nơi đây mới làm nên linh hồn của chợ. Nụ cười hiền hậu, giọng nói ngọt ngào của những người bán hàng khiến bất cứ ai cũng cảm thấy gần gũi, thân thương…

Dù mang trong mình những giá trị văn hóa và kinh tế to lớn, nhưng nhiều chợ truyền thống ở Tiền Giang vẫn chưa được khai thác đúng mức để trở thành điểm đến du lịch mua sắm hấp dẫn. Sự phát triển của các siêu thị, trung tâm thương mại làm cho chợ truyền thống cũng mất dần đi vị thế. Nếu không có biện pháp bảo tồn và phát huy, những nét đẹp văn hóa của chợ truyền thống có thể bị phai nhạt theo thời gian.

Để chợ truyền thống có thể trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, cần có sự đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường buôn bán sạch đẹp, văn minh hơn. Các khu chợ cần được quy hoạch hợp lý, giữ gìn nét truyền thống nhưng vẫn đảm bảo sự thuận tiện cho du khách. Bên cạnh đó, cần tổ chức thêm các hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn du khách khám phá những điều thú vị ẩn chứa trong từng gian hàng, từng góc nhỏ của chợ.

Mỗi khu chợ truyền thống đều mang trong mình một kho tàng ẩm thực phong phú, với những món ăn dân dã đậm đà bản sắc Nam bộ như: Hủ tiếu Mỹ Tho, bánh bèo chợ Hàng Bông, chả nướng chợ Gạo, bánh giá Chợ Giồng, mắm còng và bánh nghệ Gò Công… tất cả đều có thể trở thành “đại sứ” quảng bá văn hóa ẩm thực Tiền Giang đến với du khách. 

Nếu biết tận dụng tiềm năng này, chợ truyền thống không chỉ là nơi mua bán mà còn là điểm đến ẩm thực đầy sức hút. Chợ truyền thống không chỉ đơn thuần là nơi mua bán, mà còn là nơi thể hiện nếp sống, cách giao tiếp của người dân địa phương. Những câu nói “mua may bán đắt”, cách trả giá vui vẻ, nét hồn hậu trong từng cuộc trao đổi mua bán hàng hóa… chính là điều làm nên sức hấp dẫn của chợ.

Để phát triển chợ truyền thống thành điểm du lịch, cần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa riêng biệt mà chợ truyền thống có được để giúp du khách cảm nhận được cái hồn của chợ. Việc phát triển chợ truyền thống thành điểm du lịch không thể chỉ dựa vào chính quyền mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. 

Tiểu thương cần nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp, cải thiện thái độ phục vụ khách hàng. Người dân địa phương cũng có thể góp phần bằng cách giới thiệu nét đặc sắc của chợ đến với bạn bè, du khách. Khi có sự đồng lòng, chợ truyền thống mới có thể vững vàng trong dòng chảy hiện đại.

Tiềm năng du lịch của chợ truyền thống có thể được phát huy tốt hơn nếu kết hợp với các tour du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Du khách có thể được hướng dẫn đi chợ, thưởng thức các món ăn địa phương, tìm hiểu cách chế biến đặc sản, thậm chí tham gia vào hoạt động mua bán cùng người dân. Khi đó, chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa địa phương.

Thực tế, chợ truyền thống của Tiền Giang không chỉ là một phần của đời sống kinh tế mà còn là một di sản văn hóa quý giá. Việc phát triển chợ theo hướng du lịch không chỉ giúp nâng cao giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của vùng đất này. 

Khi có sự quan tâm đúng mức, những khu chợ truyền thống sẽ không chỉ là nơi mua bán, mà còn là điểm đến hấp dẫn. Bởi tại Thành phố Hồ Chí Minh có chợ Bến Thành hay trên thế giới, nhiều quốc gia đã rất thành công trong việc “tạo hình” chợ truyền thống để thực sự đáp ứng được sự phát triển của xã hội.

TS. Võ Văn Sơn

Báo Ấp Bắc – baoapbac.vn – Đăng ngày 03/3/2025
Từ khóa: chợ truyền thống, điểm du lịch, Tiền Giang

Tin liên quan

Khánh Hòa: Thúc đẩy phát triển du lịch có trách nhiệm

Những năm gần đây, các doanh nghiệp (DN) du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã chú trọng phát triển du lịch có trách nhiệm. Không còn việc chỉ chăm chăm vào khai thác tài nguyên, các DN du lịch ngày càng có ý thức hơn trong việc bảo

Vẻ đẹp giữa biển trời đông bắc

Nhắc đến du lịch biển đảo Quảng Ninh, du khách quen thuộc với những cái tên, như Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Trà Cổ-Móng Cái hay “viên ngọc xanh” Cô Tô… Vài năm qua, trong những điểm đến mới nổi, đảo Thanh Lân thuộc huyện Cô

Cần Thơ: Đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6

“Cửa nhà” Cồn Cỏ, Lý Sơn

Hải Phòng nâng tầm du lịch đường sắt

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Cửa nhà” Cồn Cỏ, Lý Sơn

Hải Phòng nâng tầm du lịch đường sắt

Ứng dụng công nghệ xanh vào bảo vệ môi trường biển

Giữ biển cho mai sau

Bảo đảm an toàn tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79040993

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC