Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 11/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Tiền Giang: Về Gò Công chơi biển Tân Thành

Tiền Giang: Về Gò Công chơi biển Tân Thành

Cập nhật: 25/12/2009

Chơi biển Tân Thành không chỉ là tìm đến với không khí trong lành của xứ biển, mà còn là dịp hòa mình vào sinh hoạt của cư dân nơi đây và thưởng thức những vị ngon của hải sản Gò Công vốn nức tiếng với con nghêu, con ốc...

Từ thành phố Mỹ Tho theo quốc lộ 50 về thị xã Gò Công khoảng 50 cây số; đi thêm 16 cây số nữa sẽ tới biển Tân Thành, thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Dọc tuyến đường này có nhiều điểm di tích rất đáng để khách dừng chân ghé lại thăm vài giờ trước khi tiếp tục hành trình.

Đầu tiên là khu di tích Lăng Hoàng Gia rộng khoảng 4.000 mét vuông, với ngôi nhà thờ và phần mộ danh thần triều Nguyễn là đức Quốc công Phạm Đăng Hưng (1765-1825), soạn giả bộ sử Đại Nam thực lục và là thân sinh bà Phạm Thị Hằng, tức là hoàng thái hậu Từ Dũ.

Kế đó là xã Hòa Nghị, ngoài cây dầu cổ thụ sống mấy trăm năm, nơi đây còn được mệnh danh là “quê hương trái sơ ri”. Tiếp theo, bạn đến thăm đền thờ Trương Định ở xã Tân Hòa, nơi khởi binh chống Pháp của người anh hùng dân tộc lừng lẫy với địa danh “đám lá tối trời” mà thực dân và tay sai khi nghe tới đều rụng rời tay chân, khiếp đảm tinh thần.

Ở Tân Hòa, bạn đừng quên thưởng thức các món đặc sản như bánh giá, mắm còng và mắm tôm chua với rượu sơ ri, trước khi rong xe thẳng tới biển Tân Thành.

Bờ biển Tân Thành dài khoảng 7 cây số. Riêng khu du lịch biển Tân Thành đã làm được bờ kè dài gần 300 mét. Bờ kè tuy đẹp, giúp ngăn chặn những cơn sóng dữ mùa gió chướng làm sạt lở bờ nhưng lại khiến nó trở thành bờ biển “chết” vì chẳng mấy du khách đoái hoài tới chuyện đừa giỡn thỏa thuê với con sóng từ đại dương ùa vào! Tại đây, nhìn ra xa thấy những chiếc chòi giữ nghêu cao lênh khênh trên sóng biển. Nhưng, điều hấp dẫn du khách đến với Tân Thành chính là đặc sản biển.

Người ta nói “chánh quán” của con nghêu Gò Công nổi tiếng xưa nay chính là biển Tân Thành. Mùa gió nồm (gió đông nam, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) là mùa nghêu. Để thưởng thức món ngon dân dã này không gì bằng tham gia đi xúc nghêu. Nước ròng, hàng bao nhiêu người lần theo bờ nước rút dùng cào, cuốc xúc nghêu.

Đây là lúc ruộng đồng Gò Công khô khốc, nước sông còn mặn chát, nhưng lại là lúc biển Tân Thành tràn ngập những nghêu là nghêu. Nhưng vào tháng 7 âm lịch, khi con nghêu đã trọng, mới là lúc các món chế biến từ con nghêu có vị ngon số dách. Ca dao xưa có câu: “Gió nồm là gió nồm nam/ Trách người quân tử ăn tham không mời”, có ý “khen” con nghêu Tân Thành đã khiến “người quân tử” chẳng thèm đoái hoài tới “ai” bên cạnh mình!

Nghêu được chế thành nhiều món ăn: xào mướp hương, xào bầu, kho tiêu... nhưng ngon và khoái khẩu nhất có lẽ là nghêu nướng hoặc hấp. Nghêu nướng phải chọn những con bự mới ngon. Nướng con nào ăn con đó. Nghêu hả miệng là chín, banh vỏ, nặn chút chanh, chấm muối tiêu rồi húp nước. Sau đó dùng răng rứt nghêu, ăn kèm đọt nhàu, lá gừng, lá nghệ.

Nếu hấp lá chanh, lá sả, lá bưởi thì chỉ cần những con nghêu don don. Thưởng thức món này sẽ giúp bạn thơm tho, sảng khoái miệng lưỡi. Riêng món nghêu nhúng giấm mới là “độc chiêu” của người dân xứ này. Thịt nghêu nhúng vô nồi giấm đang sôi, gắp ra, cuộn trong lớp bánh tráng đã sắp sẵn rau thơm cùng dưa leo, chuối chát, khóm, khế... chấm nước mắm chanh tỏi ớt.

Có điều xin nhớ là dù làm món gì, muốn ngon, cũng phải dùng nghêu sống và phải ngâm nước vo gạo hoặc nước pha chút giấm để nghêu nhả hết chất dơ ra. Những đặc sản này nhậu với rượu ngâm trái sơ ri thì quên dừng tay nâng chén, nhưng lỡ có say cũng không lo vì đã sẵn món cháo nghêu “đặc trị”. Cháo nghêu nấu với nước cốt dừa vừa béo vừa ngọt vừa nóng hổi, toát mồ hôi, nhanh chóng giúp “giải nghệ” cơn say.

Tham gia một đêm bắt ốc hương gần đuôi cồn Cống cũng thú vị không kém. Đêm đen kịt. Thủy triều xuống. Lấp loáng vô số ánh đèn pin di chuyển dọc dài trên bãi kiệt nước. Ngồi một chân xếp trên “cái mông” (ván lướt), một chân thò xuống bùn non mà đẩy. Vừa đẩy vừa nhanh tay chụp lấy những con ốc hương hiện ra trong ánh sáng đèn bình. Chẳng bao lâu, bạn đã có lủ khủ những chú ốc xinh đẹp đủ để làm thành món nhậu hấp dẫn. Ốc hương luộc, hoặc hấp chín thì cho vào tủ lạnh. Khi ăn lấy ra chấm muối tiêu chanh sẽ có vị ngọt và giòn và lạnh thấu tủy răng. Ốc hương là loại ốc cao cấp rất được các nhà hàng có “sao” ở Sài Gòn săn lùng.

Ngày mồng năm tháng năm âm lịch hằng năm, biển Tân Thành thường xuất hiện một loại hải sản rất đắt giá là con móng tay. Con móng tay sống trong cát bùn, chỉ ăn phiêu sinh vật. Khi thủy triều lên, nó trồi ra khỏi hốc, lủi ngay vô cát khi có tiếng động. Vậy mà săn bắt những con này rất dễ với cây que dừa cùng một ít vôi. Chỉ cần hấp, xào hoặc nấu cháo là ta đã có thể ngậm nghe vị ngọt của những miếng thịt con móng tay giòn tan trong răng. Một cảm giác thú vị mà không một nhà hàng nào ở thành phố có thể đem lại cho thực khách.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033627

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC