Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 26/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Tiếp tục xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Tiếp tục xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Cập nhật: 11/02/2025

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 5/2/2025 về công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2025.


Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ di sản địa chất, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường tại các tuyến công viên địa chất.

Nhằm xây dựng và phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện các khuyến nghị của chuyên gia UNESCO sau kỳ tái thẩm định lần 1 (năm 2022), giữ vững danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO khi Hội đồng chấp hành UNESCO tiến hành tái thẩm định lần 2 (dự kiến năm 2025).

Các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, Thành phố, các cơ quan, đơn vị trong vùng CVĐC tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo vệ di sản địa chất, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng công tác rà soát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các khuyến nghị của UNESCO đối với lần tái thẩm định danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng lần 1 năm 2022.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện trong công tác chuẩn bị hồ sơ cho kỳ tái thẩm định trong năm 2025; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón tiếp và làm việc với Nhóm chuyên gia UNESCO về công tác tái thẩm định danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng lần 2 năm 2025 và bảo vệ danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Tổ chức đoàn công tác tỉnh tham dự Hội nghị quốc tế của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO lần thứ 11 tại Cộng hòa Chi Lê. Tham gia các hoạt động của Mạng lưới CVĐC toàn cầu, các buổi hội thảo chuyên đề, làm việc với chuyên gia UNESCO với Tiểu ban chuyên môn CVĐC Việt Nam về công tác xây dựng và phát triển CVĐC.

Triển khai các hoạt động đón tiếp và làm việc với các CVĐC trong mạng lưới CVĐC Việt Nam và các CVĐC trong Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO ở các Châu lục đến học tập và chia sẻ về công tác xây dựng và phát triển danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO. Các hoạt động về tập huấn cho cộng đồng về bảo vệ môi trường, du lịch bền vững theo tiêu chí của UNESCO, tư vấn cho cộng đồng về phát triển sinh kế gắn với bảo tồn các loại hình di sản, đa dạng hoá sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch, phát triển sinh kế, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng chống giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, tai biến địa chất; một số hoạt động khảo sát học tập kinh nghiệm các mô hình thành công cho các cộng đồng mới, triển khai một số hạng mục công việc để chuẩn bị cho công tác tái thẩm định danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO năm 2025.

Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục về thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng các hoạt động nâng cao nhận thức về tai biến thiên nhiên do CVĐC nằm ở khu vực miền núi; Tuyên truyền giáo dục thực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (lồng ghép nội dung về CVĐC trong các môn học, truyền thông quảng bá thông qua mô hình CLB “Cùng em khám phá CVĐC”, đi học trải nghiệm thực tế về CVĐC tại các điểm di sản CVĐC, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về CVĐC, tham gia quản lý, bảo vệ và phát huy các điểm di sản gần khu vực trường học…); bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng.

Triển khai chương trình, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch địa chất Cao Bằng (các ý tưởng sáng tạo/cuộc thi về sản phẩm du lịch; Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu, quảng bá tuyên truyền hình ảnh du lịch, CVĐC trên trang mạng xã hội (Facebook, twister, website….). Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng, hoạt động xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực cho Mạng lưới đối tác, cộng tác viên CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; hoạt động xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực, học tập kinh nghiệm cho Mạng lưới đối tác (tiềm năng và chính thức) của CVĐC Non nước Cao Bằng và các cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng CVĐC.

Các sở, ban ngành tỉnh và các đơn vị liên quan đảm bảo công tác tham mưu cho UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo kịp thời và đúng hướng trong công tác xây dựng và phát huy danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng theo các tiêu chí và khuyến nghị của UNESCO. Theo nhiệm vụ được phân công, phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện hiệu quả các khuyến nghị của UNESCO trong lần tái thẩm định danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng lần 1 năm 2022; chuẩn bị tốt cho kỳ tái thẩm định trong năm 2025 và tham mưu xây dựng Kế hoạch đón tiếp đoàn chuyên gia tái thẩm định trong năm 2025 theo thông báo của UNESCO. Đẩy mạnh công tác phối hợp trong việc quản lý, phát huy các điểm di sản CVĐC, đảm bảo cảnh quan môi trường và hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư sinh sống khu vực điểm di sản.

P.V

Báo Cao Bằng – baocaobang.vn – Đăng ngày 08/02/2025
Từ khóa: bảo vệ di sản địa chất, Cao Bằng, Công viên địa chất toàn cầu UNESCOCVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039977

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC