Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 28/06/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Tình trạng khai thác du lịch biển ở Phú Quốc

Tình trạng khai thác du lịch biển ở Phú Quốc

Cập nhật: 23/04/2009

Tại Phú Quốc - Kiên Giang có tình trạng tàu thuyền khai thác đánh bắt hải sản chuyển sang làm du lịch, đưa đón khách đi dạo trên biển, lặn ngắm san hô, câu cá...Trong số hơn 100 tàu thuyền “chuyển nghề“ có khoảng 60 chiếc đã hoán cải chút ít, còn lại hầu như giữ nguyên trạng.

Bình quân một chuyến du lịch biển có từ 4 đến 12 khách, tùy theo thời gian và hải trình dài hay ngắn mỗi thuyền thu được từ 900.000 đến 1.500.000 đồng, xem ra nhẹ nhàng đơn giản và tiền lãi thu lợi từ dịch vụ đưa đón khách cũng khá hơn so với thực tế khai thác đánh bắt hải sản.

Có thể đây là điểm mấu chốt dẫn đến việc dùng tàu thuyền khai thác đánh bắt hải sản để làm du lịch “theo kiểu tự phát” tại đảo Phú Quốc từ đầu năm đến nay tăng nhanh. Dĩ nhiên hậu quả của tình trạng này sẽ gây nhiều bất cập khó lường. Trước mắt do không có ai quản lý, nên mạnh ai nấy làm. Do không có bến bãi tập trung, nên các chủ thuyền lấy nhà mình làm bến bãi, thường xuyên xảy ra tình trạng lôi kéo tranh giành khách, mạnh ai người nấy “ra giá“.

Mặt khác, do từ tàu đánh cá chuyển sang làm du lịch, nên thiếu thốn đủ bề so với tiêu chí đơn giản của một tàu khai thác du lịch, việc trang bị máy bộ đàm thông tin hàng hải, áo phao, kính lặn và những vật dụng khác có chăng cũng chắp vá tạm bợ. Đáng nói hơn, cũng do tình trạng khai thác du lịch biển theo kiểu tự phát nên hầu như chưa ai nghĩ đến phương án đối phó với trường hợp giông bão lốc xoáy, tai nạn trên biển, việc sơ cứu tại chỗ, hệ thống cảnh báo cấp cứu đều chưa nghĩ đến. Mong địa phương và ngành du lịch sớm có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Bộ TN&MT
Từ khóa:

Tin liên quan

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Cùng với nhiều địa phương trong khu vực, Cà Mau hiện đang gánh chịu những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu (BÐKH) như: nước biển dâng, xâm nhập mặn, khô hạn, bão lũ, ngập úng kéo dài, sạt lở đất… Không chỉ ngành nông – lâm –

Khởi sắc du lịch Hà Tĩnh

Theo số liệu thống kê, sáu tháng đầu năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh đón hơn 3,7 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 8,1 % so với cùng kỳ năm 2024.

Cơ hội tái cấu trúc ngành du lịch Tuyên Quang

Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) tiếp tục khẳng định là địa chỉ đỏ thu hút du khách

Ngư dân Quảng Ngãi làm du lịch cộng đồng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Tắm biển an toàn kiểu mới ở Sầm Sơn

Quảng Ninh: Di sản văn hoá và mục tiêu phát triển du lịch bền vững

Mở rộng không gian, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC