Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Tour sinh thái trên đảo rác Singapore

Tour sinh thái trên đảo rác Singapore

Cập nhật: 11/08/2009

Từ tháng 7/2005, chính phủ Singapore đã quyết định tổ chức các tour du lịch sinh thái cho người dân đến quần đảo Semakau với thông điệp: “Nơi đây thật tuyệt, nhưng nếu bãi rác phải mở rộng, sẽ có nhiều thứ bị tàn phá. Hiểu được điều này, mọi người sẽ ý thức và xả rác ít hơn!”. Cơ quan môi trường của Singapore cũng khẳng định sự đa dạng sinh học của nơi đây cho thấy sự phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường là hoàn toàn có thể song hành và bãi rác Semakau có thể là mô hình phát triển bền vững.

Tổ hợp xử lý rác thải Semakau được xem là bãi rác sinh thái ngoài biển đầu tiên trên thế giới. Rộng khoảng 3,5km2 gồm hai hòn đảo nhỏ là Pulau Semakau và Pulau Sakeng nằm gần nhau. Người ta cho xây một bờ kè dài 7km như một bức tường thành để nối hai đảo và ngăn cách phần biển quanh hai hòn đảo này với biển khơi bên ngoài. Phần biển trong bờ kè được phân thành nhiều ô nhỏ. Rác được đổ vào các ô này đến khi đầy, hết ô này đến ô khác, hết năm này sang năm khác. Bãi rác có 11 hố chứa rác, được phủ bằng chất dẻo và đất sét nhằm ngăn chặn các chất thải độc hại lan ra biển.

Từ đầu thập niên 1990, khi các khu chứa rác trong đất liền đã không còn chỗ trống, chính quyền Singapore đã quyết định xây dựng bãi rác Semakau. Đưa vào sử dụng từ năm 1999, đến nay bốn trong số 11 hố rác đã được lấp đầy, phần miệng hố được phủ kín bằng những bãi cỏ xanh tươi. Tổ hợp trị giá 400 triệu USD này có thể chứa tới 63 triệu m3 rác, đủ đáp ứng nhu cầu chôn rác của Singapore cho đến tận năm 2040.

Điểm khác biệt với các bãi rác khác là Semakau hoàn toàn sạch và không hề có mùi… rác. Phần lớn lượng rác hàng ngày chuyển về nơi đây đều đã được qua xử lý tại lò đốt khiến khối lượng giảm chỉ còn khoảng 10%. Rác thải xây dựng được xử lý, các chất thải độc hại được bọc kỹ, không thể thoát ra ngoài môi trường. Xung quanh các hố rác là màu xanh của rừng đước. Không chỉ làm sạch môi trường, những cây đước cũng có tác dụng như một chiếc nhiệt kế sinh học của đất đai trên đảo. Nếu chất thải độc hại từ rác chôn rò rỉ ra ngoài, những cây đước sẽ bị héo và chết. Trước đó, nhiều nhà khoa học không tin chúng có thể sống nổi trong khu đất chứa đầy rác như vậy. Nhưng đến nay, 1,4km trên đảo đã được rừng đước che phủ, không hề thấy hiện tượng chất độc bị rò rỉ.

Cùng với những thảm cỏ biển, những rặng san hô trải dài và bờ cát trắng thơ mộng, rừng đước với màu xanh bạt ngàn và chức năng đặc biệt của nó đã biến Semakau thành một khu sinh thái đa dạng, phong phú. Ông Wang Luan Keng, quan chức Bảo tàng nghiên cứu đa dạng sinh học Raffles (RMBR), cho biết “Sự xuất hiện của bãi rác không hề ảnh hưởng đến đời sống của bất kỳ loài sinh vật nào trên đảo”. Hơn thế, thời gian gần đây, các nhà khoa học Singapore đã phát hiện khá nhiều loài cá, chim và cây cối lạ trên quần đảo này.

 

Phunu Online
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033573

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC