Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Triệt phá rừng thông làm du lịch sinh thái!

Triệt phá rừng thông làm du lịch sinh thái!

Cập nhật: 11/09/2008

Hiện nay trên địa bàn TP.Đà Lạt đang có hàng chục dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, không ít trong số đó lại được bố trí trong khu vực rừng thông (thuộc rừng cảnh quan, phòng hộ,…).

Tình trạng này làm cho nhiều mảng rừng thông của TP.Đà Lạt đang dần “một đi không trở lại”.Rừng thông thuộc khu vực lô A1, khoảnh 307, tiểu khu 156 thuộc đường Mimosa, phường 10, TP.Đà Lạt, đang bị “thảm sát” hàng loạt để giải phóng mặt bằng làm khu du lịch sinh thái! Dọc hai lối đi chừng 500m, có tới trên 200 cây thông đã bị phá bỏ, trong số đó có những cây đường kính rộng 50cm, cao vài chục mét, trên những thân cây đang còn ứa ra những giọt nhựa thơm ngào ngạt…Khu rừng thông này được trồng vào năm 1986, là rừng phòng hộ môi trường cảnh quan của tỉnh Lâm Đồng; hơn thế nữa, khu vực này lại nằm ngay bên đường Mimoza – cửa ngõ của TP.Đà Lạt, cho nên việc cấp phép đầu tư cho bất kỳ dự án nào ở khu vực này là rất khó khăn, cần phải được xem xét kỹ. Công văn của UBND tỉnh Lâm Đồng ký ngày 8.4.2005 đã không đồng ý cho Công ty TNHH Tam Hà đầu tư tại khu vực đường Mimoza, phường 10, TP.Đà Lạt “vì việc đầu tư tại vị trí này mật độ rừng thông quá dày là khu vực rừng trồng thông non 10 tuổi, độ dốc tương đối lớn, không có các khoảng đất trống đủ để triển khai các hạng mục công trình do dự án đưa ra; nếu xây dựng phải chặt hạ thông, phải san gạt mặt bằng, ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan khu vực”. Nhưng sau 2 năm, Công ty TNHH Tam Hà đã có được giấy phép đầu tư dự án ngay trên diện tích mà cách đó 2 năm về trước công ty xin nhưng không được. Với việc có được trong tay giấy phép đầu tư dự án, cộng với giấy phép khai thác 855 cây thông 3 lá, nhóm 4 (do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cấp trong văn bản số 1394/GP-SNN), Công ty TNHH Tam Hà đã “ra tay” chặt hạ không tiếc 855 cây thông. Nhũng ai đã từng gắn bó lâu với TP.Đà Lạt đều không khỏi bức xúc việc“xóa sổ” 855 cây thông cho một dự án du lịch sinh thái: “Tôi không thể chấp nhận chuyện đầu tư xây dựng một dự án du lịch sinh thái mà phải đánh đổi gần một ngàn cây thông” - ông Trần Văn Thức, sống gần khu rừng thông bị chặt phá bức xúc: Chúng ta thử đặt ra một giả thiết: nếu bây giờ TP.Đà Lạt có khoảng 10 dự án đầu tư du lịch tương tự dự án của Công ty TNHH Tam Hà thì số lượng thông phải chặt hạ là lên tới gần 10 ngàn cây, trong khi diện tích rừng thông của TP.Đà Lạt đang rất khiêm tốn. Thử hỏi, việc chặt hạ thông như vậy liệu có nên chăng?Trong khu vực Tiểu khu 156 còn có phần mộ của nữ sỹ Tương Phố. Với phần mộ này sở Du lịch - Thương mại (cũ) nay là sở VH TT& DL tỉnh Lâm Đồng đánh giá là một trong những điểm có tiềm năng phát triển du lịch. Đây cũng là một điểm tham quan cho du khách và người dân đại phương trong nhiều năm qua. Đối với khu rừng thuộc khoảnh 307, tiểu khu 156 nói trên, sở VH TT&DL tỉnh Lâm Đồng cũng đánh giá: “Là khu vực rừng cửa ngõ của TP.Đà Lạt, nó quá đẹp nên chúng ta cần bảo vệ làm rừng phòng hộ cảnh quan”. Trước sự việc đó, nhiều ý kiến của du khách, người dân địa phương cho rằng: “Việc xây dựng dự án du lich sinh thái mà chặt hạ một số lượng lớn cây thông như vậy là một nghịch lý, cần có phương án hợp lý hơn!”.

Báo Du lịch
Từ khóa:

Tin liên quan

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tích cực tuyên truyền ý nghĩa của biển, hải đảo đồng thời triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2025 với chủ đề “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036599

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC