Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Về Phú Thọ, trải nghiệm tại làng nghề nón lá Gia Thanh

Về Phú Thọ, trải nghiệm tại làng nghề nón lá Gia Thanh

Cập nhật: 21/07/2021

Trải qua quá trình hình thành, xây dựng, thay đổi và phát triển hàng nghìn năm, vùng đất Di chỉ khảo cổ Xóm Rền xưa kia, nay là xã Gia Thanh thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã khoác trên mình diện mạo mới, song vẫn phảng phất đâu đó nét cổ xưa được tìm thấy ở sự tài hoa của những bàn tay nghệ nhân như được kế thừa lại từ cha ông ngàn năm trước. Nghề làm nón lá thủ công tại Gia Thanh có lẽ vì thế mà hình thành, lưu truyền và tồn tại đến nay.

Du khách quốc tế nghe giới thiệu về cây cọ và nguyên liệu làm nón lá tại làng nón Gia Thanh

Nghề làm nón lá ở Gia Thanh có truyền thống gần 100 năm. Mỗi chiếc nón lá đã và đang góp phần bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của làng nghề. Thông qua hoạt động du lịch trải nghiệm làng nghề, những chiếc nón lá vừa trắng vừa nhẹ, vừa bay vừa bền của Gia Thanh đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến. Tuy nhiên, để phát huy được giá trị của làng nghề, cần có những đóng góp tích cực hơn nữa từ không chỉ bản thân các làng nghề mà còn từ mọi nguồn lực xã hội, đặc biệt, từ những hoạt động mang tính quảng bá giới thiệu và trao đổi thương mại như: du lịch, hội chợ làng nghề…

Giẽ lá và là lá là công đoạn đơn giản nhưng quyết định chất lượng, độ phẳng của mặt nón lá

Những năm gần đây, thực hiện xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, du lịch làng nghề gắn với tìm hiểu, trải nghiệm văn hoá địa phương được xác định là một sản phẩm không chỉ thu hút khách du lịch, góp phần nâng cao giá trị kinh tế địa phương mà còn có ý nghĩa gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống và các giá trị văn hóa dân tộc, làng nghề nón lá xóm Rền xã Gia Thanh đã trở thành một điểm đến được ưa chuộng, đặc biệt đối với du khách quốc tế. Những chiếc nón lá từ làng đã đi khắp mọi miền đất nước theo các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh Phú Thọ và được du khách chọn mua về làm quà tặng.

Nếu muốn trải nghiệm một công đoạn nào đó thì có lẽ, “là lá” là việc dễ nhất với các du khách quốc tế

Cùng với đó, tour tham quan làng nghề xóm Rền cũng mang đến cho du khách trải nghiệm các quy trình làm nên chiếc nón lá, hiểu sâu hơn về đặc điểm riêng của chiếc nón lá Phú Thọ. Đặc biệt, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về một thời kỳ lịch sử thông qua những hình ảnh ghi lại các cuộc khai quật khảo cổ và hình ảnh các di vật tại nhà văn hóa khu (các di vật nay được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương) - chứng tích về một làng nghề từng tồn tại nơi đây.

Di chỉ khảo cổ Xóm Rền là một minh chứng về sự tồn tại của một thời kỳ với những giá trị văn hóa - xã hội - lịch sử vô cùng quý giá. Người dân Gia Thanh ngày nay vẫn luôn tự hào về vùng đất này bởi lịch sử lâu đời được xác định từ giai đoạn cuối đồ gốm, đầu thời đại đồng thau thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Qua hệ thống di vật khai quật được, trong đó nổi bật là bộ Nha chương bằng đá và Đai lưng đồng (những vật biểu trưng cho quyền lực người đứng đầu bộ lạc), các nhà khảo cổ học đoán định đây là một trung tâm chính trị ở giai đoạn đầu thời đại đồng thau, giai đoạn chuẩn bị cho sự hình thành Nhà nước của các vua Hùng. Người dân xóm Rền khi ấy không những có kỹ nghệ chế tác đá, làm đồ gốm mà còn có nghề đan lát, dệt vải, cho thấy sự hình thành nghề thủ công tại ngôi làng này có lịch sử và truyền thống lâu đời.

Lê Thị Xuân Hương

Tạp chí Du lịch
Từ khóa: làng nghề nón lá Gia Thanh, Phú Thọ, vua Hùng

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038525

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC