Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 23/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Cập nhật: 23/05/2025

Để hiện thực mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hội nghị triển khai các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh.


Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức hội nghị triển khai các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Ảnh: Thành Công

Nhiều lợi ích cho cộng đồng

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chặt chẽ tính minh bạch và trách nhiệm trong việc kiểm soát phát thải khí nhà kính. Luật yêu cầu các cơ sở thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần.

Quy định này được cụ thể hóa trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP, áp dụng cho các cơ sở có mức phát thải từ 3.000 tấn CO2 tương đương mỗi năm trở lên hoặc thuộc các lĩnh vực như nhiệt điện, vận tải hàng hóa, tòa nhà thương mại và xử lý chất thải rắn.

Việc kiểm kê khí nhà kính không chỉ giúp xác định nguồn phát thải mà còn cung cấp dữ liệu cần thiết để xây dựng các kế hoạch giảm nhẹ phù hợp với điều kiện quốc gia và cam kết quốc tế.

Phát triển thị trường các-bon sẽ là một “công cụ kinh tế” để khuyến khích giảm phát thải. Quy định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước cho phép các cơ sở trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon.

Trong tương lai, cụ thể là từ năm 2026 đến 2030, các cơ sở phải tuân thủ hạn ngạch phân bổ, đồng thời có thể tham gia sàn giao dịch tín chỉ các-bon. Đây là một bước tiến mới, giúp Việt Nam tận dụng cơ chế thị trường để thúc đẩy công nghệ ít phát thải và đầu tư vào các dự án hấp thụ khí nhà kính như quản lý rừng bền vững.

Đồng thời, luật yêu cầu lồng ghép giảm nhẹ phát thải khí nhà kính vào các chương trình quản lý chất lượng và sản xuất sạch hơn. Các cơ sở phải xây dựng kế hoạch giảm nhẹ hàng năm, kết hợp với các chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở mình. Điều này vừa giảm thiểu tác động đến khí hậu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm tài nguyên.

Theo ông Trần Hà Ninh - đại diện Phòng Quản lý phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozon (Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường), việc tuân thủ các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội.

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giúp Việt Nam thực hiện cam kết trong đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Điều này đóng góp vào mục tiêu toàn cầu về hạn chế nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2°C vào cuối thế kỷ.

Việc tuân thủ pháp luật cũng giúp cải thiện chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, việc kiểm kê và giám sát khí nhà kính minh bạch tạo cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, hỗ trợ hoạch định chính sách dài hạn và thu hút đầu tư quốc tế vào công nghệ xanh.

Phát huy trách nhiệm

“Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu phê duyệt theo Quyết định số 896 ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.


Phát triển thị trường các-bon sẽ là công cụ kinh tế để khuyến khích giảm phát thải. Ảnh minh họa: Thành Công

Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế” - ông Trần Hà Ninh thông tin.

Ông Võ Như Toàn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho hay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống con người như nắng nóng ngày càng gia tăng, bão, lụt xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là tại các địa phương ven biển như Quảng Nam, công tác kiểm kê và quản lý khí nhà kính đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Thực tế tại Quảng Nam, thời gian qua các hiện tượng thời tiết, thiên tai cực đoan đã và đang gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch, sinh hoạt, sinh kế người dân và sự phát triển bền vững của địa phương.

Vì vậy, thực hiện kiểm kê khí nhà kính không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường mà còn là nền tảng quan trọng để xây dựng các giải pháp giảm phát thải hiệu quả, góp phần hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

Đây cũng là cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp rà soát lại quy trình sản xuất, kinh doanh, tìm ra giải pháp giảm phát thải, thay đổi, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

“Nắm bắt được những quy định chi tiết về kiểm kê khí nhà kính, tầm quan trọng của việc giảm phát thải khí nhà kính sẽ giúp Quảng Nam xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, giảm phát thải. Qua đó góp phần xây dựng một Quảng Nam phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu” - ông Võ Như Toàn nói.

Thành Công

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Đăng ngày 22/5/2025
Từ khóa: biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, khí nhà kính, Luật Bảo vệ môi trường 2020, môi trường, net zero, Quảng Nam

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Quảng Nam: Tiềm năng du lịch Cẩm An chờ đánh thức

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039291

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC