Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 25/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Việt Nam và Hoa Kỳ khởi động dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Việt Nam và Hoa Kỳ khởi động dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật: 18/03/2024

Ngày 15/3, tại Kiên Giang, phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đại diện lãnh đạo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Việt Nam) tổ chức lễ khởi động dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt Dự án).

Công chức, viên chức và nhân dân thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thu gom rác ven biển.

Với kinh phí 2,9 triệu USD, trong đó gần 1,8 triệu USD dành cho hoạt động, Dự án sẽ tập trung hỗ trợ giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản ven bờ cũng như tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án được thực hiện cùng các đối tác là các cơ quan Trung ương của Việt Nam, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, ban quản lý các khu bảo tồn biển, các đối tác phát triển và cộng đồng ngư dân.

Phát biểu tại sự kiện, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs cho biết, lễ khởi động Dự án góp phần thúc đẩy ưu tiên chung của USAID với Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đóng vai trò rất quan trọng nhưng ngày càng dễ bị tổn thương, đồng thời đóng góp vào quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân phát biểu khai mạc.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, chia sẻ, quan điểm phát triển ngành thủy sản là theo định hướng thị trường, thân thiện với môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân… đã được xác định tại Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu của Dự án là bảo vệ các hệ sinh thái ven biển quan trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long với các hoạt động tập trung ở hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng nhằm giải quyết các thách thức và nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Từ đó, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

Quang cảnh lễ khởi động.

Đồng bằng sông Cửu Long và các hệ sinh thái ven bờ là nơi tập trung của 70% rừng ngập mặn và 90% diện tích thảm cỏ biển tại Việt Nam. Được bồi đắp bởi trầm tích và chất dinh dưỡng từ sông Cửu Long, khu vực này trở thành môi trường thuận lợi để phát triển nguồn lợi thủy sản phong phú nhất tại Việt Nam, tạo sinh kế cho cộng đồng ven biển; đồng thời giảm tác động của thiên tai.

Tuy nhiên, những khu vực sinh cảnh này và nhiều loài thủy sản có giá trị thương mại quan trọng đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, gây tác động lâu dài đến sinh kế và cuộc sống nơi đây. Các vùng ven biển tại Việt Nam đang chịu áp lực lớn do tình trạng khai thác quá mức và phát triển chưa theo quy hoạch.

Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu.

Theo Tiến sĩ Andrew Wyatt, Giám đốc Dự án, Phó Giám đốc IUCN khu vực hạ lưu sông Mekong, Dự án sẽ thí điểm các biện pháp bảo tồn, khôi phục tài nguyên thiên nhiên tại Đồng bằng sông Cửu Long và có thể nhân rộng trên toàn quốc.

Dự án cũng sẽ triển khai các hoạt động tập huấn và nâng cao năng lực, khảo sát, phân tích chính sách cũng như mô hình trình diễn. Hy vọng sẽ được hợp tác với chính quyền Trung ương và địa phương để lồng ghép kết quả dự án vào các quyết định quy hoạch và đầu tư.

Các hoạt động của Dự án tập trung ở hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng nhằm hỗ trợ địa phương giải quyết những tồn tại, thách thức trong quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên thủy sản, giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh.

Thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực ven biển thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Dự án đồng thời chú trọng tới chuyển đổi nghề, cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân ven biển. Các kết quả của Dự án sẽ được nhân rộng sang các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thông qua các hội thảo, diễn đàn, hội nghị, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy sản; tăng cường sức chống chịu vùng ven biển cho sự phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Thông qua Dự án, USAID sẽ hỗ trợ Việt Nam phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học khu vực ven biển, tăng cường công tác quản lý nguồn lợi biển hướng tới phát triển nghề cá bền vững, qua đó nâng cao khả năng chống chịu của các cộng đồng ngư dân địa phương ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu.

Sự kiện khởi động Dự án thể hiện cam kết của Hoa Kỳ trong việc mở rộng hỗ trợ tại Đồng bằng sông Cửu Long và trên khắp Việt Nam, phù hợp với các ưu tiên chung của hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện.

Quốc Trinh

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Ngày đăng 15/03/2024
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, hệ sinh thái ven biển, Hoa Kỳ, Việt Nam

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039945

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC