Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Vườn Quốc gia Cát Tiên nhận 7 gấu ngựa quý

Vườn Quốc gia Cát Tiên nhận 7 gấu ngựa quý

Cập nhật: 05/03/2012

Ngày 3/3, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên cho biết đã tiếp nhận 7 con gấu ngựa quý hiếm do một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chuyển đến để thả về rừng tự nhiên.

Bảy cá thể gấu ngựa trên có tên khoa học là Ursus Thibetanus thuộc chi họ Ursus. Đây là loại động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và là “loài dễ bị tổn thương nhất trong số các động vật đang bị đe dọa.”

Số gấu ngựa trên được nuôi nhốt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Great Veca, đóng tại khu công nghiệp Sông Mây, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) cách đây 7 năm. Những cá thể gấu này đã được gắn chíp theo dõi và có sự kiểm soát của Hạt Kiểm lâm huyện Trảng Bom. Kiểm lâm địa phương cho biết, 7 cá thể gấu trên có độ tuổi khoảng 10 năm, mỗi cá thể có trọng lượng khoảng 200kg.

Theo Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Cát Tiên, sau khi tiếp nhận, Trung tâm có trách nhiệm nuôi dưỡng, chữa bệnh, sau đó đưa gấu tiếp cận với môi trường bán hoang dã để làm quen, thích nghi. Một thời gian sau, số gấu trên sẽ được thả về môi trường tự nhiên ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Gấu ngựa còn được biết đến với tên gọi khác là gấu đen Tây Tạng hay gấu đen Himalaya hoặc gấu đen châu Á. Gấu ngựa có kích thước trung bình, vuốt sắc, lông màu đen và có hình chữ “V” đặc trưng màu trắng phía trước ngực. Loài gấu này cũng được ghi trong sách đỏ của Hiệp hội bảo tồn thế giới IUCN./.

Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036418

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC