Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • WWF: Các quần thể động vật hoang dã đã giảm 69% trong 50 năm

WWF: Các quần thể động vật hoang dã đã giảm 69% trong 50 năm

Cập nhật: 13/10/2022

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới cho biết, sự mất mát của các loài động vật hoang dã là do con người gây ra trên quy mô lớn, đòi hỏi thế giới cần hành động khẩn cấp.

Suy thoái môi trường sống là nguyên nhân chính

Theo một đánh giá khoa học của WWF (World Wide Fund For Nature – Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên), các quần thể động vật hoang dã trên Trái đất đã giảm trung bình 69% chỉ trong vòng chưa đầy 50 năm kể từ năm 1970.

Nguyên nhân chính gây ra mất mát động vật hoang dã là suy thoái môi trường sống do con người phát triển và nuôi trồng, khai thác không hợp lý, sự du nhập của các loài xâm lấn, ô nhiễm, biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Với dữ liệu từ 32.000 quần thể của hơn 5.000 loài động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá, Chỉ số Hành tinh Sống của cho thấy sự sụt giảm ngày càng nhanh trên toàn cầu.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Ở các khu vực giàu đa dạng sinh học như Châu Mỹ Latinh và Caribe, con số thiệt hại về quần thể động vật lên tới 94%. Tỷ lệ phá rừng ở đó đang tăng nhanh, tước đi hệ sinh thái độc đáo không chỉ của cây cối mà còn của động vật hoang dã phụ thuộc vào chúng. Khả năng của rừng Amazon trong việc hoạt động như một đồng minh lớn nhất của thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng bị ảnh hưởng.

Châu Phi có mức giảm lớn thứ hai với 66%, tiếp theo là Châu Á và Thái Bình Dương giảm còn 55%, Bắc Mỹ giảm còn 20%, Châu Âu và Trung Á giảm 18%

Nhiều nhà khoa học tin rằng chúng ta đang sống qua cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu, sự mất mát lớn nhất về sự sống trên Trái đất kể từ thời khủng long và nó đang được thúc đẩy bởi con người.

89 tác giả của báo cáo đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đạt được một thỏa thuận đầy tham vọng tại hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học COP15 ở Canada vào tháng 12 năm nay và cắt giảm lượng khí thải carbon để hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C trong thập kỷ này để ngăn chặn sự tàn phá tràn lan của thiên nhiên.

Thế giới cần phải suy nghĩ lại về các hoạt động nông nghiệp có hại và lãng phí của mình trước khi chuỗi lương thực toàn cầu sụp đổ.

Cần chung tay hành động ngay bây giờ

Theo đánh giá của WWF cho rằng việc tăng cường các nỗ lực bảo tồn và phục hồi, sản xuất và tiêu thụ lương thực bền vững hơn, đồng thời khử cacbon nhanh chóng và sâu sắc cho tất cả các lĩnh vực có thể làm giảm bớt các cuộc khủng hoảng kép về biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

WWF cũng kêu gọi các Chính phủ quan tâm đúng mức đến việc hoạch định chính sách giá trị của các dịch vụ do tự nhiên cung cấp, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc men và cung cấp nước.

Thế giới cần nhấn mạnh thực tế rằng mất mát thiên nhiên không chỉ là một vấn đề đạo đức mà nghĩa vụ của mỗi cá nhân là bảo vệ phần còn lại của hành tinh.

Vì vậy, tiềm năng cho sự thay đổi thực sự rất lớn. Nhưng thời gian không còn nhiều, và chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ.

Hải sơn

Tạp chí Môi trường và đô thị – moitruongvadothi.vn – Ngày 13/10/2022
Từ khóa: biến đổi khí hậu, động vật hoang dã, ô nhiễm, wwf

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033459

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC