Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • WWF khen ngợi các lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An liên tiếp bắt giữ hai vụ vận chuyển, nuôi nhốt hổ trái phép ở Việt Nam

WWF khen ngợi các lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An liên tiếp bắt giữ hai vụ vận chuyển, nuôi nhốt hổ trái phép ở Việt Nam

Cập nhật: 12/08/2021

(TITC) – Vừa qua, Công an tỉnh Nghệ An chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm Lâm Nghệ An bắt giữ 07 cá thể hổ con vào ngày 01/8/2021 và 17 cá thể hổ trưởng thành vào ngày 04/8/2021 từ hai cơ sở nuôi nhốt bất hợp pháp tại tỉnh này.

Ông Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình, WWF-Việt Nam, phát biểu: "WWF chúc mừng các lực lượng chức năng của tỉnh Nghệ An đã liên tiếp triệt phá hai vụ vận chuyển và nuôi nhốt hổ trái phép hổ. Những hành động này thể hiện quyết tâm cao của cơ quan chức năng trong đấu tranh chống buôn bán bất hợp pháp hổ và các bộ phận của hổ. Chúng tôi khuyến khích những vụ việc này phải được đưa ra truy tố và kết án kẻ phạm tội với khung hình phạt cao nhất”.

Những vụ bắt giữ này cho thấy các cơ sở nuôi nhốt /hoặc sinh sản với ý đồ buôn bán hổ, các bộ phận và sản phẩm của hổ phục vụ mục đích thương mại. WWF tin rằng những trang trại hổ này không có giá trị bảo tồn mà đang hủy hoại những nỗ lực thực thi pháp luật và bảo tồn động vật hoang dã. Những cơ sở này cũng tạo ra rào cản lớn cho công cuộc bảo vệ và phục hồi các quần thể hổ hoang dã thông qua việc kích cầu thị trường hổ và các sản phẩm từ hổ cũng như bình thường hóa việc buôn bán và sử dụng hổ. Tình trạng này có thể dẫn đến kết cục làm gia tăng nạn săn bắt hổ trong tự nhiên.

Ước tính có khoảng hơn 8.000 cá thể hổ ở hơn 300 cơ sở nuôi nhốt trên toàn châu Á, trong đó có khoảng hơn 300 cá thể hổ bị nuôi nhốt ở Việt Nam.

WWF khuyến nghị Việt Nam đình chỉ ngay lập tức việc nuôi hổ sinh sản, nó không đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và cần phải xóa bỏ ngay những trang trại hổ này theo các cam kết quốc tế của Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, cần tiến hành kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt hổ hiện có, nhận dạng tất cả các cá thể hổ nuôi nhốt bằng gắn chip điện tử, thu thập mẫu gen và chụp ảnh nhận dạng sọc vằn đặc trưng của từng cá thể để tổng hợp thành cơ sở dữ liệu chung về hổ nuôi nhốt. Bằng cách này, có thể tìm ra nguồn gốc của các cá thể hổ bị tuồn ra ngoài thị trường dựa vào cơ sở dữ liệu, đồng thời đảm bảo rằng các cơ sở nuôi nhốt hổ không phục vụ nhu cầu về hổ và các sản phẩm bất hợp pháp từ hổ.

WWF cũng khuyến nghị xây dựng các quy trình rõ ràng về xử lý, quản lý hổ sống bị bắt giữ tại Việt Nam, bao gồm việc chuyển giao chúng cho những trung tâm cứu hộ có uy tín, lấy các mẫu nhận dạng từng cá thể để có thể so sánh với cơ sở dữ liệu hiện có và tiếp tục theo dõi để đảm bảo rằng những cá thể hổ này không bị đưa trở lại thị trường bất hợp pháp. WWF sẵn sàng làm việc cùng với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES, Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan có liên quan để hỗ trợ nỗ lực này.

Trung tâm Thông tin du lịch

Từ khóa: bắt giữ vận chuyển, nuôi nhốt hổ trái phép, Công an tỉnh Nghệ An, nuôi nhốt bất hợp pháp, wwf

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033076

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC