Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 11/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Xanh hóa thị trường thời trang Việt

Xanh hóa thị trường thời trang Việt

Cập nhật: 28/04/2022

Hơn 8,8 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021, đó là kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may trong nước từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy sự bứt tốc mạnh mẽ của các doanh nghiệp dệt may sau một thời gian dài phải ngưng hoạt động vì dịch Covid-19.

Tiêu dùng xanh lên ngôi

Trên thực tế, khái niệm thời trang bền vững đang trở thành mối quan tâm của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Theo bà Minli Zhao, Phó Chủ tịch ngành tiêu dùng, mảng vật liệu chuyên dụng của Tập đoàn BASF, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một nghiên cứu nổi bật về ngành công nghiệp giày dép cho thấy, 66% người tiêu dùng coi tính bền vững là yếu tố chủ chốt khi đưa ra quyết định chọn mua những mặt hàng xa xỉ.

Nắm bắt được nhu cầu trên, các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới đã cho ra mắt những bộ sưu tập làm từ ni lông tái chế hoặc sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, có thể tự phân hủy.

Người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thời trang bằng loại sợi vải “xanh” nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Hoàng Hùng

Không nằm ngoài xu thế này, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết, ngành thời trang Việt không có lựa chọn nào khác là phải đầu tư cho phát triển bền vững. Theo đó, VITAS đã có dự án “Xanh hóa ngành dệt may”, hướng tới mục đích cải cách ngành dệt may Việt Nam, tác động vào hoạt động quản trị ngành và môi trường. Dự án tập trung vào cải thiện quản lý nước và năng lượng với mục tiêu dài hạn là nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái và môi trường sống.

Cùng với đó, các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngành dệt may đã nghiên cứu, cho ra đời nguyên liệu tái chế để sản xuất thời trang. Bước đi này không chỉ giúp doanh nghiệp thời trang Việt chắc chân tại nội địa mà còn vững vàng chinh phục thị trường thế giới.

Cùng sự đầu tư chung của toàn ngành, nhiều doanh nghiệp Việt cũng đã và đang thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ cho nguyên liệu xanh nhằm sản xuất những sản phẩm thời trang đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực thời trang xuất khẩu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) Trần Như Tùng cho biết, doanh nghiệp xác định sản xuất thời trang xanh là xu hướng và từ năm 2015 đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển kinh doanh (R&D), đồng thời đầu tư bài bản cho nguồn nhân lực, tuyển dụng các sinh viên học ngành thời trang xuất sắc của Trường Đại học Bách khoa.

Việc thành lập trung tâm R&D giúp TCM có 3 dòng sản phẩm chính là dòng sản phẩm thân thiện với môi trường (tái chế từ chai nhựa, mía, bắp, quần áo cũ…); dòng sản phẩm tính năng theo mùa và dòng sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống. Nhờ đó, dù ảnh hưởng dịch Covid-19, song việc xuất khẩu của TCM vẫn ổn định.

Tương tự, Chủ tịch HĐQT của Việt Thắng Jean Phạm Văn Việt cho biết, người tiêu dùng tại các thị trường như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ đòi hỏi rất cao về sản phẩm thời trang. Do vậy, Việt Thắng Jean đã đầu tư mạnh cho việc tìm kiếm nguyên liệu xanh nhằm sản xuất ra những sản phẩm thân thiện môi trường và có thể phân hủy 100% trong đất.

Tăng tốc nguồn nguyên liệu xanh

Không chỉ trong xuất khẩu, tại thị trường nội địa, gần đây rất nhiều loại sợi vải từ thiên nhiên đã và đang được các doanh nghiệp nghiên cứu cho ra đời, ứng dụng trực tiếp vào sản xuất để mang tới sản phẩm thời trang ấn tượng, gần gũi thiên nhiên.

Có thể kể tới Công ty CP Kết nối thời trang - Faslink đã tiên phong đầu tư mạnh cho R&D và cho ra thị trường nhiều loại sợi vải “xanh” từ sen, cà phê, bạc hà, tre… có tính ứng dụng cao và được thị trường đón nhận tích cực. Tổng Giám đốc Faslink Trần Hoàng Phú Xuân chia sẻ, trong vòng 4 năm qua, nhu cầu về tiêu dùng của sản phẩm thời trang bền vững rõ nét hơn vì ngày càng nhiều yêu cầu cung ứng vật tư của các doanh nghiệp nội địa đặt hàng Faslink.

Người tiêu dùng chọn sản phẩm thời trang bằng vải “xanh” nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Hoàng Hùng

“Ước tính, chỉ riêng trong năm 2021, chúng tôi đã cung ứng cho thị trường khoảng 8 triệu mét vải nguyên liệu thành phẩm các loại và tất cả đều đáp ứng tiêu chí xanh”, bà Trần Hoàng Phú Xuân tiết lộ.

Mặc dù vậy, theo các doanh nghiệp, việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm thời trang xanh vẫn đang gặp phải một số khó khăn như: đội ngũ nhà nghiên cứu sáng tạo còn thiếu, sự liên kết giữa doanh nghiệp và nơi đào tạo chưa chặt chẽ. Thêm vào đó, việc đầu tư này còn cần vốn lớn, cần các ý tưởng mới, sáng tạo… nên chưa thực sự có nhiều doanh nghiệp quan tâm tham gia

Minh Xuân

Báo Sài Gòn giải phóng – sggp.org.vn – Đăng ngày 26/04/2022
Từ khóa: dệt may, sản phẩm thân thiện với môi trường, thời trang Việt, xuất khẩu

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034104

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC