Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 11/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Xanh mát Cái Mơn – Bến Tre

Xanh mát Cái Mơn – Bến Tre

Cập nhật: 11/09/2009

Tháng bảy âm lịch vào mùa ngâu, tiết trời đã dịu, cái thú đi chơi ở những khu du lịch sầm uất, nổi tiếng không còn là sự lựa chọn tốt nhất của du khách. Người ta tìm đến những địa chỉ du lịch sinh thái theo kiểu nhà vườn, gắn với đồng quê, sông nước để tận hưởng không khí trong lành, thả hồn phiêu lãng cùng trăng nước cỏ hoa, thỏa chí tang bồng.
Vườn cây ăn trái Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) mà du khách thường gọi là xứ Cái Mơn, là một địa chỉ như thế.

Cái nghĩa là con rạch lớn; Mơn là từ nói chệch của từ Mum (tiếng Khmer có nghĩa là mật ong). Theo các tài liệu khảo cứu về văn hóa Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam thì ngày xưa, hai bờ con rạch ở xứ Cái Mơn này có rất nhiều ong mật vì đây là vùng đất cây trái sum suê, quanh năm đều có hoa nở. Ngày nay, Cái Mơn là nơi nổi tiếng sản xuất cây kiểng và các loại cây giống ăn trái của đồng bằng sông Cửu Long. Xứ Cái Mơn còn được mang danh “miền nhan sắc” bởi thiếu nữ ở đây rất đẹp. Dân ca Nam Bộ hát rằng: “Gió nào mạnh bằng gió Đồng Nai/ Trai nào tài bằng trai Nhơn Ái/ Gái nào đẹp bằng gái Cái Mơn”.

Về xứ Cái Mơn bây giờ giao thông rất thuận tiện, nhất là sau khi cầu Rạch Miễu thông xe. Du khách có thể đi cả đường bộ và đường thủy, nhưng thú nhất vẫn là đi đường thủy. Ngồi trên chuyến tàu khách từ Rạch Miễu xuôi dòng Hàm Luông, đến rạch Cái Mơn, một vùng quê xanh mát bạt ngàn hoa trái ập vào mắt. Có một điều kỳ thú của thiên nhiên là trong khi mọi dòng sông, kênh, rạch đều chảy một hướng thì dòng chảy của rạch Cái Mơn lại đổ từ hai đầu lại. Chỗ giáp nước được người dân địa phương gọi là rốn Rồng. Đoạn này con rạch phình ra, nước lặng, được dân họp chợ. Ban đầu chỉ là mấy cái ghe, xuồng bán hàng lặt vặt. Về sau trở thành khu chợ nổi nhộn nhịp. Ban đêm và sáng sớm, vào kỳ nước lớn, rạch Cái Mơn đón dòng nước từ hai đầu đổ về. Nước dâng lên mấp mé những rặng dừa đôi bờ. Người dân miệt vườn từ hai đầu sông Cổ Chiên và Hàm Luông dong xuồng đi chợ. Chợ nổi ở khu vực rốn Rồng bây giờ thuộc hàng đẹp nhất ở vùng sông nước Cửu Long, trở thành một điểm đến của du lịch sinh thái sông nước.

Đến Cái Mơn, du khách được tham quan các khu vực trồng, ươm giống và chế tác cây cảnh. Dạo bước dọc các trục đường bê tông quanh co uốn lượn qua những khu vườn xanh mát đậm chất nghệ thuật tựa như đang lạc vào những khu vườn thượng uyển. Ðến đây mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các loại như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi. Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống triết cành tạo nên các loại cây cảnh và hình bó nai, hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt. Sản phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa,... và xuất sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Sau khi tham quan thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, hoa trái, thưởng thức nhiều loại trái cây miệt vườn, bạn sẽ được xuống xuồng lênh đênh trên con rạch Cái Mơn, đi chợ nổi hoặc len lỏi vào những vườn cây trĩu trái. Chiều về, tìm đến các quán ăn đặc sản lợp lá dừa dọc đôi bờ con rạch hoặc ẩn mình giữa vườn cây cảnh đẹp như tranh nhâm nhi ẩm thực khẩn hoang, nghe thiếu nữ Cái Mơn duyên dáng trong tà áo bà ba đờn ca tài tử hoặc đứng trên những cây cầu cong vút ngắm hoàng hôn đỏ lựng phía tây rạch Cái Mơn. Người và trăng nước cỏ hoa, tất cả đều tuyệt sắc.

Theo QĐND
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033661

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC