Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Xây dựng bãi rác trên khu di tích lịch sử

Xây dựng bãi rác trên khu di tích lịch sử

Cập nhật: 26/10/2009

Được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh, thành Hoàng Nghiêu là nơi ghi dấu sự khởi nghiệp của danh tướng Nguyễn Chích. Trải qua gần 600 năm, khu di tích vẫn còn bia đá cùng những mảnh tường thành bằng đất. Vậy nhưng, thay vì có kế hoạch trùng tu, tôn tạo thì UBND tỉnh Thanh Hóa lại có ý định biến nơi đây thành bãi chứa rác, khiến người dân bức xúc.

Di tích oai hùng

Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng 15km về phía Tây Nam, thành Hoàng Nghiêu (xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2004. Thành Hoàng Nghiêu được hình thành trên một quần thể rộng lớn, liền kề nhau, với diện tích trên 100ha.Theo sử sách ghi lại, vào khoảng đầu thế kỷ thứ XV, danh tướng Nguyễn Chích đã chọn vùng núi hiểm trở này để xây thành, đắp lũy và đặt tên căn cứ quân sự của mình là thành Hoàng Nghiêu. Trước sự lớn mạnh của nghĩa quân Nguyễn Chích, Lê Lợi đã sai người mang thư mời Nguyễn Chích cùng tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc, giữ nước.

Trải qua gần 600 năm, di vật còn lại là tấm bia đá cao khoảng 2m, rộng 1,25m, với nhiều nét chữ Hán; phía Đông là hai thành đất, cách nhau khoảng 150m, cao 1,2m. Ngày 18/2/2008, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 485 Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" nhằm thu gom và xử lý chất thải rắn, bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn trên toàn tỉnh. Tiếp đó, ngày 3/3/2009, UBND tỉnh này lại có Quyết định số 779 "chấp nhận địa điểm xây dựng khu xử lý chất thải sinh hoạt của TP Thanh Hóa và các vùng lân cận".

Theo đó, khu xử lý chất thải được đặt tại khu vực Thung Chim - núi Vàng (xã Đông Nam, huyện Đông Sơn), với diện tích quy hoạch ước tính khoảng từ 30 - 35ha.

Chính quyền địa phương phản đối.

Việc quy hoạch, xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại địa điểm này đã bị người dân và chính quyền sở tại phản ứng dữ dội.

Ngày 22/9/2009, Đảng uỷ, UBND xã Đông Nam đã có văn bản kiến nghị gửi các cơ quan chức năng: "Địa điểm xây dựng khu xử lý chất thải sinh hoạt của TP Thanh Hóa và các vùng lân cận tại khu vực Thung Chim chỉ cách khu dân cư thôn Hạnh Phúc (xã Đông Nam) khoảng 150m. Khu vực Thung Chim là một thung lũng, xung quanh là núi đá, núi đất; là nơi chứa nước rất lớn mỗi khi có mưa hoặc nước từ phía Bắc núi Vàng đổ vào Thung Chim và chảy ra sông Hoàng. Nguồn nước độc hại của khu xử lý rác thải sẽ chảy theo sông Hoàng xuống sông nhà Lê sẽ phân tán và thẩm thấu đến các vùng lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt, sức khỏe, đời sống của nhân dân".

Bên cạnh đó, chính quyền xã Đông Nam cũng cho rằng: "Địa điểm xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt nằm trong khu Di tích Lịch sử văn hóa và Danh lam thắng cảnh đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là Di tích cấp tỉnh".

Được biết, trước đó ngày 10/9/2009, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã làm việc với chính quyền và nhân dân sở tại. Ông Nguyễn Văn Thanh - Bí thư huyện ủy Đông Sơn đã đề nghị UBND tỉnh xem xét lại dự án xây dựng nhà máy rác thải tại khu vực Di tích Lịch sử văn hoá Hoàng Nghiêu.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Văn Nhẫn - Phó Giám đốc  Sở VHTT&DL khẳng định, Sở đã có ý kiến không đồng ý xây dựng khu xử lý rác thải tại khu vực Thung Chim.

Giadinh.net
Từ khóa:

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

(TITC) – Một năm sau khi chính thức được công nhận vào Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

(TITC) – Hướng tới hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), đồng thời góp phần vào nỗ lực phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngày 16/5 vừa qua, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (xã Đồng Tân, huyện Mai

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thách thức với “du lịch xanh”

Tái chế đến tái sinh

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038289

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC