Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Xây dựng Khu Dự trữ Sinh quyển ĐBSCL

Xây dựng Khu Dự trữ Sinh quyển ĐBSCL

Cập nhật: 16/06/2009

Chủ trương thiết lập “Khu Dự trữ Sinh quyển ĐBSCL” là kết quả của diễn đàn bảo tồn thiên nhiên và văn hóa ĐBSCL lần thứ nhất vừa diễn ra tại TP Cần Thơ, với chủ đề “Dự trữ Sinh quyển và Phát triển Nông thôn Bền vững”.
Diễn đàn do Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Ủy ban Con người và Sinh quyển của UNESCO, Đại học Cần Thơ tổ chức, có nhiều nhà quản lý và khoa học tham dự.

Theo GS.TS Đoàn Cảnh (Viện Sinh học Nhiệt đới TPHCM), xét trên phạm vi toàn thế giới, ĐBSCL được xem như khu đất ngập nước, chiếm 9% diện tích lưu vực và 11% dòng chảy sông Mekong. Nơi đây nổi tiếng cực kỳ về đa dạng sinh học, với khoảng 20.000 loài cây cỏ, 1.300 loài cá, 1.200 loài chim, 800 loài rắn, ếch nhái, 430 loài động vật có vú…Tính chất phong phú về đa dạng sinh học của lưu vực sông Mekong vừa được nêu bật thêm trong báo cáo mới nhất của WWF. Theo đó, từ năm 1997 đến 2007, phát hiện thêm 1.068 loài sinh vật mới… Đây là một khám phá chưa từng thấy.

Sự hình thành ĐBSCL từ các cuộc tranh chấp sông biển và vị trí địa lý tự nhiên tạo nên sự đa dạng về cảnh quan và sinh vật. Tuy nhiên, quá trình khai thác ĐBSCL tác động mạnh đến thiên nhiên, dễ thấy nhất là phá vỡ cấu trúc tự nhiên của đất.

Hệ thống thủy lợi để canh tác lúa từ diện tích chỉ có 2,062 triệu ha với sản lượng 4,6 triệu tấn năm 1976 lên xấp xỉ bốn triệu ha với sản lượng 20 triệu tấn năm 2008 đã chia cắt ĐBSCL thành nhiều ô nhỏ. Việc tôn đất làm đường, khu dân cư, khu công nghiệp, đem nước mặn vào nuôi thủy sản đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính toàn vẹn và đa dạng của ĐBSCL.

Trong khi đó, việc lưu trữ các nguồn gene quý ở kho lạnh hay nuôi, trồng trong trại thực nghiệm, nhằm bảo tồn chúng, đều không mang lại kết quả mong muốn.

Đã đến lúc phải chuyển từ khai thác để phát triển sang chiến lược bảo tồn để phát triển. Cần có chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước, gắn chặt với việc bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể là sử dụng hợp lý đất, quản lý tổng hợp lưu vực sông, bảo vệ rừng, trồng rừng, quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên.

ĐBSCL là hạ nguồn của lưu vực sông Mê Kông, có tổng diện tích khoảng 3,9 triệu héc ta với một hệ thống kênh mương dày đặc kết nối giữa các nhánh sông. Đây là nơi sinh sống của 17 triệu người ở 13 tỉnh, thành phố ở phía Tây Nam của Việt Nam. Theo đánh giá của WWF, khu vực này có giá trị đặc biệt quan trọng về cả về đa dạng sinh học lẫn văn hóa ở khu vực.

Bảo tồn vì sự phát triển bền vững, vai trò quyết định là ở chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của nhân dân, vừa giữ được tính toàn vẹn các hệ sinh thái vừa đảm bảo sinh kế của dân.

Các đại biểu thống nhất, diễn đàn sẽ được tổ chức hàng năm để tạo dựng mối liên kết, tăng cường sự tham gia của các bên trong xây dựng kế hoạch và thực hiện.

Theo TP
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036697

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC