Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 13/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • 46 nhà hàng tại Chùa Hương ngang nhiên buôn bán ĐVHD

46 nhà hàng tại Chùa Hương ngang nhiên buôn bán ĐVHD

Cập nhật: 28/02/2013

Khảo sát của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tại Chùa Hương trong hai ngày 21-22/2/2013 cho thấy có đến 46 trên tổng số 50 nhà hàng, quán ăn được khảo sát tại khu vực này vẫn công khai bày bán và quảng cáo các loại ĐVHD.

Tại khu vực bến đò (Bến Trò), cán bộ hiện trường của ENV ghi nhận có 9 nhà hàng quảng cáo thịt nai rừng, lợn rừng, cầy hương và nhím trong thực đơn, một nhà hàng trong số này còn trưng bày một cá thể nhím đã chết và cả biển quảng cáo bán mật gấu.

32 trên tổng số 34 nhà hàng tại khu vực từ bến Yến lên chùa Thiên Trù có treo thịt ĐVHD trên các móc, giá treo trước cửa hàng. Các loài động vật này bao gồm cả động vật đã chết, được mổ và treo lên móc, động vật còn sống (nhím, nai rừng, cầy hương – tên gọi theo lời giải thích của chủ nhà hàng).

Trước khu vực sân chùa, 5/7 nhà hàng (Một nhà hàng nằm ngay cạnh trụ sở Công an xã Hương Sơn) treo, móc và bán các loại thịt ĐVHD. Các nhà hàng đều thu hút rất nhiều du khách đến xem và mua các mặt hàng này.

Việc quảng cáo, bày bán ĐVHD ngang nhiên tại Chùa Hương không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan của nơi cửa Phật linh thiêng cũng như hình ảnh của một trong những địa điểm du lịch quan trọng nhất của Thủ đô trong các dịp đầu năm mới.

Trước đó, cuối tháng 1/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 221/BTNMT-TCMT gửi các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cơ quan có liên quan về việc không tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ. Đầu tháng 2/2013, Phó chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng đã ký văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị nói không với các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp.

Đặc biệt, riêng đối với Lễ hội Chùa Hương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã chỉ đạo Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương yêu cầu nghiêm cấm các hàng quán treo thịt động vật gắn mác thịt thú rừng tại khu vực dưới bến Thiên Trù lên chùa Hương.

Trước mùa lễ hội năm nay, ENV đã phối hợp với Ban quản lý Khu di tích Chùa Hương và Hạt kiểm lâm huyện Mỹ Đức, Hà Nội thực hiện treo các băng rôn kêu gọi người dân không tiêu thụ ĐVHD tại khu vực dọc Suối Yến và sân Thiên Trù.

“Với thông điệp Đầu năm tích đức – Cả năm an lành”, chúng tôi muốn mỗi người dân tới với Lễ hội Chùa Hương sẽ mang theo tấm lòng thiện nguyện, hướng Phật bằng cách đơn giản nhất là không tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD tại đây.” Ông Trần Việt Hưng – Phó Giám đốc ENV cho biết.

Với đặc thù về vị trí địa lý gần vùng rừng núi, từ nhiều năm qua, tình trạng các loại ĐVHD bị săn bắt, buôn bán tại các nhà hàng trong khu du lịch Chùa Hương phục vụ cho khách du lịch đã trở nên rất phổ biến mà các cơ quan chức năng địa phương không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

“Hình ảnh các nhà hàng công khai xẻ thịt, bày bán ĐVHD ở khu vực Chùa Hương hoàn toàn đi ngược với ý nghĩa cầu phúc, tích đức của lễ hội Chùa Hương. Các chủ nhà hàng dường như ngang nhiên thách thức những chỉ đạo của các cấp chính quyền. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chức năng quyết liệt hơn nữa trong việc chấm dứt các hình ảnh phản cảm này nơi đất Phật để hình ảnh tốt đẹp về một lễ hội truyền thống được lưu giữ trong con mắt của du khách thập phương xa gần.” Ông Hưng nói thêm.

Mai Anh

VACNE
Từ khóa:

Tin liên quan

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Cùng với hạt nhân là Khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ Hội An, không gian du lịch TP. Hội An những năm qua ngày càng được mở rộng và khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái. Du lịch làng quê, ven biển và hải

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Ngày 09/5, các đơn vị gồm: Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang Marriott Resort & Spa (đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa) phối hợp triển khai hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”.

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035190

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC