Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Người Dao Nặm Đăm (Hà Giang) làm du lịch thời 4.0

Người Dao Nặm Đăm (Hà Giang) làm du lịch thời 4.0

Cập nhật: 21/05/2025

Ở một đất nước xa xôi hay bất cứ tỉnh, thành phố nào của Việt Nam, chỉ cần vài thao tác trên mạng xã hội, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm, liên hệ đặt phòng homestay và sắp xếp hành trình khám phá Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Hà Giang). Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ số đã trở thành “cầu nối” đưa bản làng nơi đây đến gần hơn với thế giới.

Trước kia, Nặm Đăm còn là một bản làng nghèo, giao thông cách trở, sản xuất tự cung tự cấp. Những thay đổi đến với bà con từ năm 2013, khi thôn được chọn xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng, lấy bản sắc của người Dao tạo nét riêng biệt, đặc trưng. Nhờ giữ nguyên bản những giá trị văn hóa truyền thống, Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Giờ đây, mạng xã hội đã mở ra cánh cửa mới cho người dân Nặm Đăm khi họ sử dụng nó như một công cụ để tiếp cận du khách theo cách hiện đại hơn. Những bức ảnh chân thực, những video sống động về cuộc sống của người Dao được chính các homestay đăng tải lên Tiktok, Facebook, Youtube, trang Booking.com, đã truyền cảm hứng đến hàng nghìn lượt người theo dõi.


Chị Lý Thị Liềm, chủ Toong homestay, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ chia sẻ việc thiết lập tài khoản trên các nền tảng Booking.com.

Chị Phàn Thị Điềm, chủ Điềm Bungalow cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu làm dịch vụ du lịch từ năm 2023, với 1 nhà sàn homestay và 6 phòng Bungalow. Vào mùa hoa Tam giác mạch, mùa Xuân và các dịp lễ hội, lượng khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng thường đông hơn, có đoàn đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và cả khách quốc tế. Cũng như nhiều người trong làng, tôi đã tìm hiểu, xây kênh Tiktok, lập Facebook, học chụp ảnh, quay phim trên điện thoại để quảng bá homestay của mình dựa trên nét đẹp văn hóa truyền thống. Hiện kênh Tiktok của tôi đạt hơn 16,3 nghìn lượt người theo dõi, có những video có gần 50 nghìn lượt người xem. Qua các trang mạng xã hội, du khách biết đến homestay của gia đình tôi nhiều hơn và còn đặt mua trang phục của người Dao do tự tay tôi thêu, dệt”.

Là một trong những hộ đầu tiên làm homestay ở thôn Nặm Đăm, chị Lý Thị Liềm, chủ Toong homestay chia sẻ: “Vợ chồng tôi là những người trẻ tuổi tiên phong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phát triển du lịch. Ngay từ khi bắt đầu, tôi đã tạo Instagram, Fanpage trên Facebook, Tiktok, chia sẻ đều đặn những video ngắn về nếp nhà, bữa ăn, các sản vật địa phương, phong tục cưới hỏi, lễ cấp sắc, hát giao duyên, các trò chơi dân gian. Những video ngắn đó tạo nên hiệu ứng tích cực bất ngờ, chạm đến cảm xúc người xem. Ngoài ra, tôi đã thiết lập tài khoản trên các nền tảng Booking.com để bán phòng nghỉ cho du khách. Với lượng khách đều đặn, thu nhập của gia đình tôi tăng lên đáng kể, đạt hơn 10 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, chúng tôi liên kết với một số hợp tác xã trên địa bàn để đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ du khách như: Tắm lá thuốc, ngâm chân, bán thảo dược, thổ cẩm, các sản phẩm đan lát”.


Chị Phàn Thị Điềm, chủ Diềm Bungalow, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm của người Dao.

Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm có tổng số 39 hộ làm du lịch. Trung bình mỗi năm, làng đón hàng nghìn lượt du khách. Vùng đất này nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, kỳ vĩ. Kiến trúc các ngôi nhà trình tường của đồng bào được xây dựng đồng bộ và bảo tồn gần như nguyên vẹn. Người dân mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày và các nghi lễ vẫn được tổ chức định kỳ. Thôn có quy ước không bán đất và không cho thuê đất kinh doanh du lịch. Mạng xã hội bùng nổ nhưng không làm mất đi văn hóa, trái lại người dân càng có ý thức gìn giữ và tự hào hơn về những giá trị đang có.

Chị Janna Smith, du khách người Mỹ bày tỏ: “Thôn Nặm Đăm là điểm dừng chân đầu tiên của tôi khi đến với Hà Giang. Tôi thấy cảnh quan trong lành, gần gũi với thiên nhiên, con người thân thiện, mến khách. Hướng dẫn viên đi cùng nhiệt tình, chuyên nghiệp. Dịp này, tôi ở lại Cao nguyên đá Đồng Văn 4 ngày để trải nghiệm và ngắm cảnh đẹp. Nơi đây có vô vàn điều thú vị, hấp dẫn để mời gọi, níu chân tôi. Sau chuyến đi này, chắc chắn tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè biết đến Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm”.

Xóa nhòa khoảng cách về địa lý, rào cản về ngôn ngữ, đồng bào dân tộc Dao vừa làm du lịch, vừa trở thành “đại sứ” quảng bá hình ảnh cho chính quê hương của mình. Giữ bản sắc cùng hội nhập, những giá trị văn hóa đó sẽ tiếp tục được trao truyền cho thế hệ sau và đến gần hơn với bạn bè thế giới để Nặm Đăm mãi đẹp trong lòng du khách muôn phương.

Bài, ảnh: Hạ Hòa

Báo Hà Giang – baohagiang.vn – Đăng ngày 19/5/2025
Từ khóa: Hà Giang, làng văn hóa du lịch cộng đồng, Nặm Đăm

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038594

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC