Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đà Nẵng công bố chất lượng nước biển nằm trong giới hạn cho phép

Đà Nẵng công bố chất lượng nước biển nằm trong giới hạn cho phép

Cập nhật: 29/04/2016

Chiều 28/4, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã công bố chất lượng nước ven biển Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, các thông số chất lượng nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước tại các bãi biển Đà Nẵng.

Bãi biển Mỹ Khê - Đà Nẵng vẫn xanh, sạch, đẹp mọi hoạt động tắm biển vui chơi của người dân và du khách diễn ra bình thường

Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng) Đặng Quang Vinh cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin của người dân về tình hình cá chết dọc biển Đà Nẵng, ngày 27 và 28/4, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra thực tế và lấy mẫu nước biển khu vực bãi biển trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, tại các vị trí cách bờ biển khoảng 100m gồm: Bãi tắm Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, Non Nước, Bãi Rạng; cầu cảng Tiên Sa; cửa sông Phú Lộc; cửa sông Cu Đê.

Theo đó, chất lượng nước biển tại các vùng bãi tắm biển, thể thao dưới nước ở Đà Nẵng được phân tích theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10-MT:2015/BTNMT) dựa trên các thông số như pH, DO (lượng oxy hòa tan trong nước), TSS (tổng chất rắn lơ lửng), NH4+ N (Amoni), Cr6+ (Crom 6), Pb (Chì), Hg (Thủy ngân), CN- (Xyanua). Kết quả cho thấy, các thông số chất lượng nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước. Kết quả phân tích mẫu nước biển vào ngày 27/4 so với kết quả phân tích mẫu nước biển ngày 17/4 và trong năm 2015 cho thấy không có sự biến động bất thường nào.

Ngoài ra, Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đà Nẵng đã kiểm tra thực tế trên bờ biển thành phố Đà Nẵng cũng thấy chưa xảy ra hiện tượng cá biển chết hàng loạt như các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ. Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đã giao cho Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đà Nẵng tiếp tục lấy mẫu phân tích chất lượng nước biển và lập kế hoạch quan trắc sinh học chất lượng nước biển trong thời gian 30 ngày tiếp theo, để theo dõi tình hình và công bố 2 ngày/1 lần trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đà Nẵng, kể từ ngày 28/4.

Trước đó, theo phản ánh của một số người dân về việc có cá chết trôi dạt vào Bãi Đa (Bán đảo Sơn Trà) và bờ biển Đà Nẵng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản cử cán bộ đi thực tế kiểm tra tại các khu vực trên và tổng hợp. Theo đó, có 17 con cá bị chết trôi dạt vào bờ đang trong tình trạng đã phân hủy mạnh, cụ thể: Khu vực Bãi Đa (Bán đảo Sơn Trà) 3 con cá (1 cá nóc nhím, 1 cá dìa, 1 cá mó); khu vực ven biển từ Thọ Quang-Hòa Hải có 14 con cá (3 cá chình, 1 cá dò, 1 cá dìa, 4 cá bò da, 1 cá nhói, 1 cá đuối, 3 con cá nhồng).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng, số cá bị chết trên trong tình trạng đã phân hủy trôi dạt vào bờ là bình thường. Nguyên nhân có thể do trong quá trình khai thác của ngư dân, một số cá thể bị thương ngoài biển, các tàu cá thu hồi ngư cụ bị thất thoát cá dẫn đến một số loài cá bị chết, lâu ngày dạt vào bờ. Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng, hiện các hộ nuôi cá lồng, bè tại Đà Nẵng vẫn hoạt động bình thường./.

vietnamplus.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Được định hướng phát triển thành làng du lịch sinh thái cộng đồng từ hơn 15 năm trước, Trà Nhiêu đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển mình và nay bắt đầu gặt “quả ngọt”. Nơi đây ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ vẻ đẹp

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa là xu thế tất yếu. Những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, phong tục tập quán… là nguồn tài nguyên quý giá, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho du lịch. Tuy nhiên, nó chỉ có thể bền

Quảng Bình thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Người Dao Nặm Đăm (Hà Giang) làm du lịch thời 4.0

Đưa xứ Quảng trở thành điểm đến du lịch xanh đẳng cấp quốc tế

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038397

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC