Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Phóng sự ảnh news
  • /
  • Những đôi tay nhúng chàm tạo di sản người Mông

Những đôi tay nhúng chàm tạo di sản người Mông

Cập nhật: 27/07/2021

Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Mông ở Điện Biên là một chuỗi các công đoạn được làm thủ công, tinh xảo; màu sắc và chất liệu đều được lấy từ thiên nhiên. Trong đó kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải là một công đoạn vô cùng độc đáo.

Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Mông được coi là loại hình tri thức dân gian đặc sắc với các công đoạn: dệt vải, vẽ hoa văn bằng sáp ong, nhuộm và thêu thủ công…

Người phụ nữ Mông dùng bút - một loại bút đặc biệt làm từ sừng hoặc xương của động vật, cán bút bằng tre hoặc gỗ, sau đó chấm sáp ong đang nóng chảy để vẽ hoa văn trên vải lanh.

Sáp ong trước đó được đun nóng chảy và giữ lửa nhỏ để duy trì nhiệt độ cho đến khi công đoạn vẽ hoàn tất.

Vẽ xong, tấm vải được nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi ra được màu ưng ý.

Sau đó đem vải nhúng vào nước nóng cho sáp ong tan ra.

Rồi vải được đem hong khô để lộ ra những hoa văn màu trắng trên nền chàm.

Đây là một sản phẩm sau khi nhuộm.

Những họa tiết được vẽ tỉ mỉ bằng sáp ong sẽ lộ ra một cách rõ nét, tinh tế.

Màu chàm bám vào da tay của những người phụ nữ chuyên làm công đoạn nhuộm vải và không thể rửa sạch. Màu da chỉ trở lại bình thường trong một thời gian dài sau khi họ dừng công việc nhuộm vải.

Công đoạn cuối cùng là thêu chỉ màu lên các họa tiết để tạo ra một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh, độc đáo.

Do xu thế phát triển trong một xã hội hiện đại, sự giao thoa mạnh mẽ của các nền văn hóa nên ngày nay nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của dân tộc Mông đã dần mai một. Chỉ còn lại một số ít gia đình, địa phương duy trì nghề truyền thống này.

Là địa phương còn duy trì được khá nguyên vẹn nghề truyền thống này nên năm 2018, nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông (ngành Mông Hoa), ở xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Văn Thành Chương

Báo Lao động
Từ khóa: dân tộc Mông, di sản văn hóa, nghệ thuật, thổ cẩm

Tin liên quan

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Cùng với hạt nhân là Khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ Hội An, không gian du lịch TP. Hội An những năm qua ngày càng được mở rộng và khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái. Du lịch làng quê, ven biển và hải

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Ngày 09/5, các đơn vị gồm: Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang Marriott Resort & Spa (đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa) phối hợp triển khai hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”.

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035505

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC