Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bí giải pháp cho các lò vôi hàu Lăng Cô

Bí giải pháp cho các lò vôi hàu Lăng Cô

Cập nhật: 01/09/2010

Tồn tại đã gần 30 năm nay, hàng chục lò vôi hàu của gần 200 hộ dân ở thôn An Lập (thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) vẫn đêm ngày hoạt động, biến Lăng Cô – một trong những vịnh đẹp nhất thế giới trở thành “đại công trường” chìm trong khói bụi, chất thải, ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng đáng nói hơn là bất chấp lệnh cấm làm vôi hàu (2004), người dân Lập An vẫn bám lấy cái nghề độc hại này, dù biết rằng sẽ phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm. Và cũng từng ấy năm trôi qua, chính quyền Thừa Thiên Huế vẫn chưa có một phương án hữu hiệu nào để chấm dứt tình trạng này.

Với trữ lượng hàu gần 2 triệu tấn, nghề khai thác hàu và nung vôi ở ven đầm Lăng Cô đã tồn tại hàng chục năm nay ở thôn Lập An và Loan Lý (thị trấn Lăng Cô). Trong đó, riêng ở thôn Lập An, hơn 70% số dân của làng chủ yếu sống dựa vào nghề khai thác hàu và nung vôi.

Vì vậy, cứ vào mùa khai thác, cả một vùng nơi đây bị bao phủ bởi khói bụi trắng xóa từ hơn 30 máy khai thác và gần 20 lò vôi, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, cảnh quan của khu du lịch, cũng như đời sống, sức khỏe của chính người dân nơi đây.

Đặc biệt, việc dùng máy hút để khai thác hàu theo TS. Nguyễn Văn Canh, chuyên gia nghiên cứu về môi trường đầm phá (Đại học Khoa học Huế) là rất nguy hại vì lớp bùn mà các loài động thực vật sinh sống sẽ bị cày xới, khuấy đục, làm phá hủy hệ sinh thái trong đầm.

Tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, sản xuất vôi hàu ở Lăng Cô cũng được xếp đứng đầu trong số 9 làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm tại tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải được chấn chỉnh và sắp xếp lại.

Trước tình trạng này, gần sáu năm trước, UBND huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên Huế đã có lệnh cấm khai thác hàu và nung vôi, đồng thời chuyển đổi ngành nghề cho người dân qua trồng nấm. Tuy nhiên, do đa phần người dân đã gắn bó lâu năm với nghề làm vôi, hơn nữa trồng nấm lại không hiệu quả, nên họ đành quay về với nghề cũ, dù biết sẽ nguy hại đến sức khỏe. Vậy là, lâu dần, lệnh cấm vẫn ban hành mà… vô hiệu lực.

Được biết, thôn Lập An trước đây cũng có 20ha đất nông nghiệp, nhưng do quy hoạch phát triển du lịch tuyến Chân Mây - Lăng Cô nên bị thu hẹp chỉ còn khoảng 5ha. Kế đến là một loạt các dự án du lịch, tái định cư… nối tiếp nhau đã dần xén hết những phần đất có thể sản xuất được ở đây. Bởi vậy, người dân Lập An nay chỉ biết bấu víu vào cái nghề làm vôi độc hại.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở Lăng Cô và vẫn đảm bảo sinh kế cho người dân, năm 2008, chính quyền thị trấn Lăng Cô đã giải quyết cho 20 hộ dân vay vốn từ 7 - 15 triệu đồng để chuyển đổi nghề nhưng ngoài nuôi trồng thủy sản, người dân không biết chuyển sang nghề gì, trong khi đó diện tích mặt nước ở đây gần như đã hết.

Một loạt các phương án khác cũng được đề xuất ngay sau đó như chuyển một số hộ sang kinh doanh buôn bán và giao đất để bà con trồng rừng, hay di dời những lò nung vôi sang phía Bắc đèo Phú Gia…nhưng tất cả đều không thực hiện được do địa phương thiếu kinh phí.

Và cho đến nay, đã nhiều năm trôi qua, chính quyền địa phương huyện Phú Lộc cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang loay hoay tìm giải pháp cho vấn đề môi trường ở Lăng Cô.

ThienNhien.Net
Từ khóa:

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038455

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC