Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bảo tồn, phát huy văn hóa 5 dân tộc thiểu số dưới 1.000 người

Bảo tồn, phát huy văn hóa 5 dân tộc thiểu số dưới 1.000 người

Cập nhật: 11/02/2015

Năm dân tộc có dân số dưới 1.000 người là Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, và Ơ Đu.Sáng 9/2, Bộ VHTT&DL đã tổ chức hội nghị các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của năm dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người là Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu.

Bộ VHTT&DL lắng nghe ý kiến từ chính các dân tộc cần bảo tồn văn hóa. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà

Cùng tham dự hội nghị còn có các chuyên gia văn hóa và dân tộc nhằm bàn giải pháp bảo tồn văn hóa của năm dân tộc này.

Dân tộc Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu cư trú chủ yếu ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An và Kon Tum.

Do điều kiện sống còn khó khăn, giao thông không thuận tiện, tỷ lệ hộ thuộc diện đói nghèo tương đối cao, nên khả năng tự bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào rất hạn chế.

Có dân tộc, ngay cả tiếng nói, chữ viết, trang phục… cũng bị mai một, thậm chí bị mất hẳn. Có dân tộc đã không còn tồn tại mô hình cư trú, làng bản truyền thống.

Không những thế, trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với các dân tộc khác, những đặc trưng văn hoá của họ có sự pha trộn, giao thoa, mai một và có xu hướng bị đồng hoá.

Thời gian qua, các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà nghiên cứu dân tộc học đã có cảnh báo về nguy cơ mất bản sắc văn hóa truyền thống của năm dân tộc này. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đang tập trung các giải pháp, chính sách và dự án để hỗ trợ các dân tộc nói trên.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ Anh Tuấn chia sẻ: Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều nơi đời sống kinh tế được cải thiện, nhưng sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa còn lớn, trong đó vai trò của chủ thể, của người dân, của cộng đồng chưa được phát huy và đặt đúng vị trí.

Các dân tộc có dân số ít, đời sống văn hóa càng gặp nhiều khó khăn. Một số dân tộc có nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc.

Do đó, mục tiêu của hội nghị này trước hết nhằm xác định những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp khẩn cấp để bảo tồn văn hóa truyền thống của năm dân tộc phù hợp với đặc trưng văn hóa dân tộc và tình hình thực tế.

Thứ hai, làm thế nào để phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của các dân tộc thiểu số trong bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình. Cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà nghiên cứu cần có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách, định hướng ra sao.

Hội nghị cũng là dịp để cơ quan quản lý, những nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số hiểu nguyện vọng của đồng bào; là dịp để đồng bào bày tỏ những mong muốn của mình trong việc bảo tồn văn hóa.

Tại hội nghị, đại diện của năm dân tộc, các chuyên gia và đại diện cơ quan quản lý văn hóa đã cùng bàn bạc về những đề xuất, giải pháp và đường hướng để bảo tồn văn hóa của tộc người thiểu số nói chung và năm tộc người có dân số dưới 1.000 người nói chung.

Quan điểm chung mà hội nghị nhất trí, đó là số lượng người dân có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa của các tộc người.

Do đó, muốn bảo tồn được bản sắc văn hóa cần duy trì tốt không gian để văn hóa đó tồn tại, trước mắt phải tăng dân số của các tộc người này./.

Chinhphu.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035845

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC