Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Cải thiện sinh thái rừng ngập mặn

Cải thiện sinh thái rừng ngập mặn

Cập nhật: 13/11/2009

Bình Thuận vừa khánh thành khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi do Công ty cổ phần Du lịch Hải Lâm Viên đầu tư, đưa vào hoạt động đón khách du lịch.
Tiềm năng du lịch rừng tràm Trà Sư ở An Giang cũng được đánh thức.

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang đang được cải thiện bằng nhiều việc làm thiết thực. Đây là những động thái tích cực nhằm bảo vệ bền vững lợi ích đa dạng sinh học đất nước.

Du khách đến Khu du lịch Hải Lâm Viên xã Tân Tiến sẽ ăn ở và sinh hoạt với người dân làng chài; cùng với ngư dân đánh bắt hải sản, câu cá biển; xem và làm nước mắm với bà con. Sau đó tham quan thắng cảnh Hòn Bà, di tích lịch sử dinh Thầy Thím… tắm nước khoáng và nước nóng thiên nhiên tại xã Tân Tiến. Du ngoạn trong rừng ngập mặn bằng thuyền thúng hoặc thuyền nhỏ của ngư dân cũng là loại hình độc đáo riêng.

Với tiêu chí trở thành tâm điểm du lịch cộng đồng với những làng nghề truyền thống của xã Tân Tiến, khu du lịch này thu hút du khách yêu thích du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa và nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Nam Việt Nam.

Ở rừng tràm Trà Sư, ông Trần Ngọc Rạng, Trưởng Trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư, ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên (An Giang) cho biết trong mùa nước nổi hơn ba tháng nay, tại đây đã đón gần 80.000 du khách tham quan nghiên cứu, tăng gấp hơn 3 lần những tháng bình thường. Bình quân mỗi ngày có hơn 600 du khách đến với rừng tràm, trong đó khách quốc tế chiếm 20%. Rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 845ha, thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Đây còn là vùng ngập nước quanh năm tiêu biểu cho khu vực tây sông Hậu, nằm cách biên giới Việt Nam-Campuchia 10km và cách sông Mekong 15km.

Hơn một tháng trước, tỉnh An Giang đầu tư 500 triệu đồng nâng cấp Đài Vọng Các (tháp quan sát) từ chiều cao 18m lên 23m với kính viễn vọng cao gấp 40 lần, để từ đây du khách có thể quan sát toàn khu vực rừng tràm và tượng Phật Di Lạc cao 36m trên đỉnh Thiên Cấm Sơn.

Dưới tác động của thủy văn sông Mekong, rừng tràm Trà Sư đã trở thành khu rừng sinh thái với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ vô cùng hấp dẫn. Rừng cũng là cái nôi tạo nguồn thực phẩm đa dạng, thu hút 106 loài chim thú thuộc 13 bộ và 31 họ đến cư trú.

Mới đây tại các khu vực trọng điểm của Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, khoảng 2.000 người đã tham gia “Ngày vệ sinh môi trường và trồng cây ngập mặn ở những khu vực có đặc trưng đa dạng sinh học và sinh cảnh độc đáo. Trong đó, Vườn Quốc gia U Minh Thượng với diện tích gần 150.000ha là một trong những vùng đất ngập nước còn sót lại ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở các khu vực này đang bị đe dọa bởi các hoạt động phát triển không bền vững. Một phần do các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và việc duy trì mực nước cao để phòng chống cháy rừng của địa phương. Phần khác do việc chăn thả gia súc bừa bãi và phá rừng làm ruộng, nuôi trồng thủy sản của một bộ phận người dân đã và đang làm ảnh hưởng đến các thảm cỏ biển, các rạn san hô ở khu rừng ngập mặn này. Với mục tiêu bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, việc triển khai tích cực nhiều hoạt động phát triển bền vững tại các khu rừng ngập mặn cũng như tại khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á sẽ góp phần đắc lực bảo về các hệ sinh thái vùng nhiệt đới như rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, núi đá vôi, rừng tràm ngập nước theo mùa, đồng cỏ bàng... cùng nhiều loài thú quí hiếm.

Website ĐCSVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038538

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC