Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đà Nẵng: Hơn 11.900 tỷ đồng đầu tư cho bảo vệ môi trường

Đà Nẵng: Hơn 11.900 tỷ đồng đầu tư cho bảo vệ môi trường

Cập nhật: 25/12/2012

Ngày 21/12, tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng BCĐ thực hiện Đề án cho biết, sau 03 năm (2008-2011) triển khai thực hiện Đề án, chất lượng môi trường của thành phố đã đáp ứng tiêu chí thành phố bền vững về môi trường ASEAN đối với nước sạch, đất sạch và không khí sạch.

Trong giai đoạn 2008-2010, thành phố có 9/10 điểm nóng môi trường đã được giải quyết theo đúng lộ trình Đề án đặt ra. Thành phố đã cắt giảm gần 80% nước thải tại các KCN thải trực tiếp ra môi trường (tương đương 5.360m3/ngày đêm), góp phần giảm thiểu ô nhiễm tại các khu vực lân cận các KCN.

Phát triển và bảo vệ cây xanh đô thị là giải pháp được thành phố áp dụng nhằm góp phần cân bằng lượng khí nhà kính phát thải và cải thiện chất lượng không khí đô thị. Giai đoạn 2008-2011, số lượng cây xanh trồng mới khoảng 32.000 cây, diện tích cây xanh đô thị bình quân đạt 5,02m2/người, tăng 3,02m2/người, trong đó tỷ lệ cây xanh công cộng là 1,57m2/người.

Chất thải rắn được quản lý tốt, luôn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ thu gom và thực trạng vệ sinh môi trường. Đến nay, tỷ lệ thu gom rác thải toàn thành phố đạt 93%, tăng 7% so với năm 2005, trong đó tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt 98%. 100% chất thải nguy hại y tế được thu gom và xử lý đạt yêu cầu. Thành phố cũng đã đầu tư 01 nhà máy xử lý rác thải nilông và cao su thành nhiên liệu đốt công nghiệp tại bãi rác Khánh Sơn.

Về cấp nước sạch, đến năm 2011, Đà Nẵng có 03 cơ sở sản xuất nước cấp với tổng công suất là 155.000m3/ngày đêm, và đang khai thác trung bình 150.000m3/ngày đêm. Tỷ lệ thất thoát nước cấp là 21,85%, giảm 13,15% so với năm 2008.

Đến nay, tổng vốn thực hiện Đề án thông qua nhiều hoạt động đầu tư cho bảo vệ môi trường là 11.922 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA khoảng 511,4 triệu USD (tương đương hơn 10.730 tỷ đồng), vốn tư nhân khoảng 131 tỷ đồng và ngân sách nhà nước là 978 tỷ đồng.

Với những nỗ lực nên trên, năm 2011, Đà Nẵng là thành phố duy nhất của Việt Nam đạt giải thưởng “Thành phố bền vững về môi trường ASEAN”. Giải thưởng này cũng thể hiện được những thành quả ban đầu của thành phố trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội nghị cũng đã chỉ rõ một số mục tiêu của Đề án vẫn còn chưa đạt được tính đến thời điểm hiện nay. Đó là, chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2008-2011 ở Đà Nẵng có cải thiện hơn so với các năm trước, tuy nhiên một số chỉ tiêu như bụi và tiếng ồn vẫn còn cao hơn quy chuẩn cho phép.

Chất thải nguy hại nói chung vẫn chưa được tổ chức điều tra để có kế hoạch kiểm soát lâu dài, chưa tổ chức phân loại rác thải tại nguồn trên quy mô toàn thành phố. Hoạt động phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải mới chỉ là tự phát, tỷ lệ tái sử dụng rất thấp khoảng 10%. Tất cả các khu, cụm CN đã có hệ thống xử lý nước thải thập trung theo quy định, song thực thế chất lượng nước thải sau xử lý tập trung chưa ổn định, đôi lúc còn vượt quy chuẩn (ngoại trừ hệ thống xử lý nước thải KCN Đà Nẵng).

Tính đến tháng 10/2012, toàn thành phố còn khoảng 5,6% cơ sở chưa đấu nối nước thải. Riêng việc xử lý ô nhiễm do hoạt động của KCN DVTS Đà Nẵng và Âu thuyền Thọ Quang vẫn chưa đạt yêu cầu. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp tại Cụm CN Thanh Vinh vẫn chưa xử lý dứt điểm do công tác giải phóng mặt bằng và di dời dân của địa phương còn chậm.

Tỷ lệ cây xanh tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập như vẫn còn nhiều loại cây xanh chưa phù hợp, tỷ lệ cây tạp còn lớn, diện tích đất dành cho cây xanh còn thấp, thiếu các vườn bách thảo, không có loài đặc trưng cho thành phố.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các cấp các ngành cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng thời huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình thực thi Đề án nhằm đạt được mục tiêu “Tất cả người dân thành phố, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến làm ăn sinh sống tại Đà Nẵng đều có ý thức về công tác bảo vệ môi trường, xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường, và ý thức môi trường trở thành thói quen và đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp xã hội”.

Đà Nẵng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, toàn bộ nước thải công nghiệp của thành phố được thu gom và xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn quy định, đảm bảo hạ tầng thu gom toàn diện. Chất lượng nước thải sau xử lý tập trung tại 100% khu, cụm CN được giám sát bằng hệ thống giám sát chất lượng tự động. Tỷ lệ đấu nối nước thải từ hộ gia đình khu vực đô thị đạt 60%. 90% lượng nước thải của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được thu gom và xử lý đạt yêu cầu. Đảm bảo chỉ số ô nhiễm không khí đạt trên mức xếp hạng theo các chỉ tiêu đánh giá của ASEAN về không khí sạch. Diện tích không gian cây xanh đô thị đạt 7–8m2/người nhưng phải đảm bảo đối với từng khu dân cư, dự án, cơ quan, đơn vị, địa phương. Đến năm 2015, phấn đấu đạt 90% tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch, tiêu chuẩn dùng nước đạt 180 lít/người/ngày, và khả năng cấp nước của cảc thành phố đạt 325.000m3/ngày đêm.

Được biết, tổng kinh phí dự kiến thực hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên thuộc Đề án trong giai đoạn 2013-2015 là hơn 87 tỷ đồng.

Theo CTTĐT Đà Nẵng
Từ khóa:

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035804

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC