Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đánh thức tiềm năng du lịch rừng tràm Trà Sư

Đánh thức tiềm năng du lịch rừng tràm Trà Sư

Cập nhật: 09/11/2009

Ông Trần Ngọc Rạng, Trưởng Trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư, ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết trong mùa nước nổi từ tháng 7 đến nay, tại đây đã đón gần 80.000 du khách tham quan nghiên cứu, tăng gấp hơn 3 lần những tháng bình thường.

Bình quân mỗi ngày có hơn 600 du khách đến với rừng tràm, trong đó khách quốc tế chiếm 20%.Ông Trần Ngọc Rạng cho biết tỉnh, huyện đang tập trung đầu tư nhiều công trình nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái mùa nước nổi, phát triển kinh tế rừng tại đây.Tận dụng khai thác những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng, từ năm 2006, Trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư đã chính thức khai trương tour du lịch mùa nước nổi kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Hoạt động này được duy trì cho đến ngày nay. Tỉnh đã đầu tư trên 13 tỷ đồng xây dựng và đưa vào sử dụng ngay từ đầu mùa nước nổi tuyến đường 30/4 (nối liền tỉnh lộ 948 đến tận rừng tràm) dài 3,5km, rộng trên 5m, tạo giao thông thông thoáng cho các phương tiện du lịch lớn vào tận nơi. Tháng 9/2009, tỉnh đầu tư 500 triệu đồng nâng cấp Đài Vọng Các (tháp quan sát) từ chiều cao 18m lên 23m với kính viễn vọng cao gấp 40 lần, để từ đây du khách có thể quan sát toàn khu vực rừng tràm và tượng Phật Di Lạc cao 36m trên đỉnh Thiên Cấm Sơn.Rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích 845ha, thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Đây còn là vùng ngập nước quanh năm tiêu biểu cho khu vực tây sông Hậu, nằm cách biên giới Việt Nam-Campuchia 10km và cách sông Mekong 15km. Rừng được Lâm trường Tịnh Biên bàn giao cho Chi cục Kiểm Lâm An Giang quản lý từ năm 1990. Dưới tác động của thủy văn sông Mekong, rừng tràm Trà Sư đã trở thành khu rừng sinh thái với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ vô cùng hấp dẫn. Rừng cũng là cái nôi tạo nguồn thực phẩm đa dạng, thu hút 106 loài chim thú thuộc 13 bộ và 31 họ đến cư trú. Nhiều nhất trong số đó phải kể đến bộ Sẻ với 26 loài. Tiếp đó là 10 loài cá sinh sống quanh năm và 13 loài cá chỉ xuất hiện vào mùa lũ. Rừng tràm Trà Sư hiện là nơi quy tụ một số loài thú quý hiếm, đơn cử như cò lạo Ấn Độ (Mycteria Leucocephala), cổ rắn, điển điển (Anhinga melanogster) và dơi chó tai ngắn (bậc R-nằm trong Sách đỏ Việt Nam) và 2 loài cá có giá trị khoa học là cá còm (Chitala) và cá trê trắng (Clarias batrachus) đang có nguy cơ tuyệt chủng.Rừng tràm Trà Sư còn có hệ thực vật rất phong phú với 140 loài cây cỏ thuộc 52 họ và 102 chi, 11 sinh cảnh thực vật rừng cung cấp gỗ, cây cảnh, cây dược liệu quí hiếm. Ngày 27/5/2005, theo Quyết định số 1530 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư được công nhận là rừng đặc dụng, bảo vệ cảnh quan nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia, có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú. Điểm đặc sắc nhất là ở đây là cảnh quan rừng tràm trong mùa nước nổi, thuận lợi làm điểm du lịch liên hoàn vùng Bảy Núi từ Núi Sam có lễ Hội Quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam (Châu Đốc) - khu du lịch Núi Cấm - rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên) - Đồi Tức Dụp - Nhà mồ Ba Chúc (Tri Tôn) - Khu du lịch Văn hóa Óc Eo (Thoại Sơn).Không chỉ có thế mạnh trong phát triển du lịch, rừng tràm Trà Sư còn là nơi giao lưu về kinh tế-văn hóa-du lịch giữa An Giang và Campuchia.

(TTXVN/Vietnam+)
Từ khóa:

Tin liên quan

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Hà Nội hiện có 6.489 di tích các loại. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị, thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt Luật Di sản Văn hóa, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý,

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Quảng Bình thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038413

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC