Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Giải pháp bảo toàn rừng quốc gia Tam Đảo

Giải pháp bảo toàn rừng quốc gia Tam Đảo

Cập nhật: 16/11/2009

Tam Đảo là một địa danh nổi tiếng bởi khung cảnh thơ mông, hùng vĩ, khí hậu độc đáo bốn mùa trong ngày, song vẫn đang là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Muốn bảo toàn được rừng Quốc gia ở đây, đòi hỏi phải có giải pháp phát triển kinh tế- xã hội bền vững và lâu dài cho người dân địa phương ở vùng đệm.       

Giải pháp mà UBND huyện Tam Đảo nêu ra, đó là phải đổi mới quan điểm quy hoạch và đầu tư đối với vùng đệm của rừng đặc dụng, đặt con người là trung tâm và mục đích cuối cùng của bảo tồn. Người dân vùng đệm phải được hưởng quyền lợi từ bảo tồn rừng, chia sẻ lợi ích từ lâm sản và các dịch vụ thu được từ khu rừng đặc dụng. Tạo cơ chế để người dân được hưởng quyền lợi như những người giữ rừng được Nhà nước bảo trợ, tạo sự ổn định và nâng cao đời sống cho dân.       

Ngoài việc tăng cường năng lực của các Ban Quản lý rừng, còn phải đổi mới cơ chế quản lý đối với các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo hướng cho phép tổ chức các hoạt động dịch vụ, như dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ khoa học kỹ thuật, thí điểm dịch vụ săn bắn ở những nơi có điều kiện, gây nuôi cung ứng giống động vật hoang dã để thuần dưỡng...      

Khi Công ước về buôn bán quốc tế những loài động, thực vật hoang dã (CITES) được thực thi tại Việt Nam (Nghị định 82/2006/NĐ-CP), việc gây nuôi sinh sản động vật hoang dã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước, vừa tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, vừa giảm áp lực vào nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm... Qua đó sẽ giảm thiểu được nạn buôn bán, săn bắt động vật hoang dã ở rừng Quốc gia Tam Đảo, và người dân sẽ là những “kiểm lâm” thực sự.              

Mặc dù đã được tỉnh quan tâm hỗ trợ 100% kinh phí làm đường đến tận trung tâm các xã vùng sâu, vùng cao, nhưng điều kiện phát triển kinh tế của huyện cho đến nay vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu. Dân các vùng xa, đặc biệt là dân sống trong khu vực gần rừng Quốc gia vẫn còn nghèo, vì vậy việc săn bắt chim thú và khai thác trộm tài nguyên vẫn rất khó ngăn chặn.

Bộ TN&MT
Từ khóa:

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038525

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC