Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hà Giang: Nguyên sơ bãi đá cổ Nấm Dẩn

Hà Giang: Nguyên sơ bãi đá cổ Nấm Dẩn

Cập nhật: 22/12/2010

Từ trung tâm xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) đi bộ khoảng 2km, ngược con suối Nậm Khoòng, qua vài trăm bậc đá, bãi đá cổ Nấm Dẩn dần hiện ra qua màn sương mờ ảo.

Ðường lên bãi đá mùa này thật đẹp và nên thơ, khiến ai đã một lần đến không sao quên được. Dòng suối Nậm Khoòng trông xa như dải lụa lớn, uốn mình bên những thửa ruộng bậc thang đang mùa lúa chín. Ðiểm xuyết hai bên bờ suối là mầu vàng rực của những khóm hoa cúc quỳ đang mùa đơm bông...

Bãi đá cổ Nấm Dẩn nằm giữa một thung lũng rộng, hai bên là hai dãy núi Tây Ðản và Nấm Dẩn. Người dân địa phương vẫn thường gọi bãi đá này là Nà Lai nghĩa là Ruộng nhiều chữ. Bãi đá có khoảng bảy phiến đá lớn và hai cự thạch (tảng đá cực lớn). Trên các phiến đá khắc, vẽ 79 hình, gồm: sáu hình hồi văn hình vuông, hai hình hồi văn hình tròn, 40 hình tròn, một hình vuông, hai hình chữ nhật, sáu hình đục khắc song song giống bậc thang, năm hình biểu tượng sinh thực khí phụ nữ, còn lại là các hình bàn chân người với kích thước như thật có ngón chân khắc lõm sâu vào trong đá, hình người trong tư thế giơ hai tay, dạng hai chân... Ngoài 79 hình khắc vẽ, trên bề mặt tảng đá còn có khoảng 80 lỗ vũm, được khoét với đường kính trung bình năm đến sáu cm, sâu một đến hai cm. Các lỗ vũm phân bố chủ yếu ở đầu phía tây của tảng đá.

Theo các nhà Khảo cổ học, các hình vẽ trên đá được tạo từ hơn 1.000 năm trước, khởi đầu sau công nguyên khi mà đồ sắt được sử dụng rộng rãi. Tương tự như bãi đá cổ Sa Pa, việc giải mã những hình khắc vẽ cổ trên đá ở Nấm Dẩn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, những hình khắc vẽ đó là những ghi chép bằng đồ họa, hình họa (tương tự như bản đồ) về một vấn đề nào đó trong khu vực. Ý kiến khác lại cho rằng, bãi đá cổ có thể là di tích mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng mặt trời, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Mỗi tảng đá trong bãi đá cổ Nấm Dẩn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, chờ được giải mã. Bởi vậy, bãi đá cổ Nấm Dẩn không chỉ thu hút du khách bằng vẻ đẹp nguyên sơ và bí ẩn mà còn bởi giá trị nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng dân gian.

Ðá chồng lên đá hững hờNhư là ướm thử, như chờ đợi ai?Trải qua ngàn vạn năm dàiÐá hờ hững đá, ngóng ai ai chờ?

Những vần thơ về bãi đá cổ cứ vương vấn, da diết khiến bước chân mỗi chúng tôi như chậm lại khi chia tay nơi đây. Hy vọng trong tương lai gần, cùng với các thắng cảnh thác Tiên, đèo Gió..., huyện Xín Mần sẽ có phương án đầu tư phát triển bãi đá cổ Nấm Dẩn thành một điểm tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Báo Nhân Dân
Từ khóa:

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035833

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC