Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Ngăn chặn xả nước thải vào hệ thống thủy lợi: Bài toán nan giải

Ngăn chặn xả nước thải vào hệ thống thủy lợi: Bài toán nan giải

Cập nhật: 18/08/2015

Nguồn nước mặt trên một số hệ thống thủy lợi của Hà Nội đã, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người dân. Đây là thực trạng đã kéo dài nhiều năm, gây bức xúc dư luận, nhưng các cơ quan chức năng chưa tìm ra giải pháp xử lý hiệu quả.

Nguồn nước Sông Nhuệ khu vực quận Hà Đông đến Thường Tín bị ô nhiễm nặng.

Hà Nội có mạng lưới thủy lợi nội đồng dày đặc với 11.412 tuyến kênh, mương, cùng với Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Tích... đảm nhiệm việc tưới, tiêu cho hơn 200 nghìn héc ta sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các hệ thống thủy lợi đang ngày đêm bị đầu độc do nguồn chất thải chưa qua xử lý của các nhà máy, cơ sở sản xuất, làng nghề, khu chăn nuôi... xả thẳng ra kênh, mương, sông, hồ. Theo số liệu quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường - TNMT), nguồn nước mặt Sông Nhuệ có hàm lượng BOD, NH4+, COD và chất rắn, kim loại nặng lơ lửng trong nước vượt 3-5 lần so với tiêu chuẩn cho phép loại B đối với nước mặt là nước sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Liên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội, những hàm lượng này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước cung cấp cho sản xuất, làm giảm tuổi thọ các công trình thủy lợi và gây ra một số bệnh cho nông dân. Thực tế, qua kiểm tra nguồn nước phục vụ nhân dân một số địa phương sản xuất nông nghiệp ở vụ mùa vừa qua cho thấy, nhiều nông dân bị mắc các bệnh ngoài da do nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng.

Chị Nguyễn Thị Hương ở xã Đông Phương Yên (Chương Mỹ) cho biết: Dù đã đi ủng để cấy nhưng vẫn không ngăn được nước bẩn, chân, tay bị phát ban, mẩn ngứa rất khó chịu. Còn theo ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Tam Hưng (Thanh Oai), hằng năm đồng ruộng ở địa phương phải sử dụng nguồn nước đặc sánh, đen ngòm từ Sông Nhuệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, không những ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ, thậm chí phản ánh trong các đợt tiếp xúc cử tri nhưng các cơ quan, ban, ngành vẫn chưa đưa ra được giải pháp khả thi để xử lý dứt điểm vấn đề này.

Ông Nguyễn Vĩnh Liên cho biết việc kiểm tra, xác định chủ nguồn xả nước thải để xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Theo chức năng nhiệm vụ, các đơn vị thủy lợi chỉ thống kê các điểm xả thải và báo cáo lên chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như: Sở TNMT, Cảnh sát môi trường... Nhưng qua kiểm tra cho thấy, số điểm xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi có sự gia tăng hằng năm, còn các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý, cưỡng chế vi phạm.

Tại hội nghị bàn giải pháp xử lý vi phạm đê điều và công trình thủy lợi vừa được tổ chức, Phó Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Minh Mười cho biết, hằng năm Sở đều thành lập các đoàn kiểm tra việc xả thải của các doanh nghiệp, làng nghề... để xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, năm 2014 đã kiểm tra 540 cơ sở, xử phạt hơn 100 trường hợp xả thải quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp vi phạm này mới chỉ bị xử phạt hành chính, chưa thấy đơn vị nào triển khai việc khắc phục vi phạm.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Xuân Việt yêu cầu tăng cường sự phối hợp của 3 ngành: Nông nghiệp, TNMT và Công an trong kiểm tra, xử lý vi phạm, nhất là đối với vi phạm của các doanh nghiệp nằm sát bờ sông, trục kênh mương chính. Về lâu dài, thành phố cần đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải để xử lý tập trung trước khi xả ra môi trường. Có như vậy mới hạn chế tận gốc ô nhiễm nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo các doanh nghiệp thủy lợi, tình trạng vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố diễn ra phức tạp, trong đó hoạt động xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ngày càng tăng.

Tính đến hết tháng 6-2015, trên toàn hệ thống thủy lợi tồn tại 1.452 điểm xả nước thải, trong đó chỉ có 8 cơ sở sản xuất, bệnh viện được cấp giấy phép đủ điều kiện xả nước thải ra môi trường, còn lại không có giấy phép. Nghiêm trọng nhất là hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ có 467 điểm xả thải; khu vực Công ty Thủy lợi Hà Nội quản lý có 402 điểm; Sông Đáy có 263 điểm; Sông Tích có 258 điểm...

HNMO
Từ khóa:

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035810

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC