Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Nghệ An gắn bảo vệ môi trường với phát triển làng nghề theo hướng bền vững

Nghệ An gắn bảo vệ môi trường với phát triển làng nghề theo hướng bền vững

Cập nhật: 14/01/2013

Tỉnh Nghệ An hiện có gần 500 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 111 làng nghề đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận. Tuy nhiên, do quy hoạch của các làng nghề trong tỉnh vẫn mang tính tự phát, công nghệ lạc hậu, thủ công, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường không được quan tâm.

Vì vậy, nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn rất đáng lo ngại, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống nhân dân ở các làng nghề như: làng nghề thủy sản ở Diễn Ngọc (Diễn Châu); Phú Lợi, Tân An, Phương Cẩn (Quỳnh Lưu); Nghi Hải, Hải Giang (Cửa Hội); Nghi Thủy, Nghi Tân (Cửa Lò); làng nghề mộc và mỹ nghệ Nam Thắng, Phú Nghĩa, Phú Liên (Quỳnh Lưu); làng mộc khối Tây Hồ (thị trấn Nam Đàn); Quyết Thắng (thị xã Thái Hoà), làng nghề bún ở Vân Diên (Nam Đàn)... Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo ngành tài nguyên và môi trường và các ngành có liên quan tổ chức tổng điều tra, đánh giá thực trạng làng nghề; qua đó phân loại, đánh giá từng làng nghề theo tiêu chí rõ ràng, làng nghề nào gây ô nhiễm nghiêm trọng thì kiên quyết xóa bỏ, những làng nghề gây ô nhiễm ít phải có lộ trình khắc phục cụ thể. Trước mắt, cần tập trung xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề; ngăn chặn không để phát sinh các điểm ô nhiễm mới theo quy định về bảo vệ môi trường làng nghề của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, các địa phương, các làng nghề có các giải pháp như: quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp nước sạch; quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng quy chế quản lý môi trường với các làng nghề; tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, pháp luật về bảo vệ môi trường… Trong đó, tập trung vào việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới chính sách, nâng cao năng lực quản lý và xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường; khuyến khích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ sinh học, sinh thái vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi…; có phương án di dời vào các khu công nghiệp đối với các cơ sở không áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Đồng thời, xử lý nghiêm các làng nghề chấp hành không nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Như vậy, các làng nghề mới phát triển bền vững và môi trường sống của chính những người dân trong khu vực được bảo đảm.

Nghệ An phấn đấu đến năm 2015 đạt mục tiêu 500 làng có nghề và 150 làng nghề đủ tiêu chí để đưa thêm nghề mới về các địa phương theo hướng phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, nhằm nâng tỷ trọng giá trị sản xuất từ làng nghề trong giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh lên 35% và đạt 45% vào năm 2020, có môi trường sinh thái hài hòa với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc thực hiện chiến lược phát triển môi trường bền vững, nhất là cải thiện môi trường gắn với mục tiêu xây dựng những cơ sở sản xuất, kinh doanh sạch để ngày càng có nhiều không gian sạch, môi trường sạch.

Năm 2012, giá trị sản xuất của các làng nghề ước đạt trên 1.800 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 40.000 lao động, với mức thu nhập từ 8 triệu đến 30 triệu đồng/năm. Riêng nghề mây tre đan, có 40 làng nghề, tạo việc làm cho hơn 17.000 động, doanh thu đạt trên 70 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3 triệu USD.

monre

vea.org.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035830

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC