Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 13/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Người gìn giữ tiếng đàn dân tộc truyền thống đất Tây Nguyên

Người gìn giữ tiếng đàn dân tộc truyền thống đất Tây Nguyên

Cập nhật: 18/03/2015

Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa dân tộc, ngoài cồng chiêng - nhạc cụ truyền thống gắn bó sâu đậm với đời sống vật chất, tinh thần từ ngàn đời nay, cộng đồng các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên còn lưu giữ rất nhiều loại nhạc cụ khác không kém phần độc đáo và đặc sắc như đàn Tơrưng, Tingning, Kơni…

Hòa tấu đàn PLông pút và đàn Krâu - hai nhạc cụ truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh minh họa. (Nguồn: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Những loại nhạc cụ này được lưu truyền đến tận ngày nay nhờ tâm huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ của các nghệ nhân. Một trong số đó chính là nghệ nhân Rchâm Tih ở làng Jút, xã Ia Dêr huyện Ia Grai.

Nghệ nhân Rchâm Tih có tài trời phú khi vừa có thể chơi thành thạo lại vừa có thể chế tác nhiều loại nhạc cụ truyền thống từ những cây tre, cây nứa.

Người nghệ sỹ của núi rừng Tây Nguyên đã mở lớp chế tác và biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

Không cần giấy, bút hay bất cứ loại tài liệu nào, chỉ với một cây dao mũi nhọn cùng những ống tre, ống nứa, Rchâm Tih dùng đôi bàn tay khéo léo, hòa quyện với tâm hồn người nghệ sỹ đã tạo nên nhiều loại nhạc cụ dân tộc với đủ các cung bậc âm thanh trầm bổng mang đậm sắc thái tâm hồn của người dân tộc bản địa.

Nghệ nhân Rchâm Tih nhớ lại, hồi nhỏ, hễ ở đâu có tiếng cồng chiêng, tiếng đàn vang lên là anh quên hết mọi việc tìm đến để học. Thấy người lớn tuổi trong làng vót những ống tre, ống nứa làm đàn anh cũng vót theo, dần dần tích lũy được kinh nghiệm và bây giờ muốn truyền đạt lại cho lớp trẻ để lưu giữ lại nét văn hoá quý giá của dân tộc.

Nghệ nhân Rchâm Tih không chỉ chơi đàn hay mà còn chế tác đàn giỏi, vì thế học trò của anh vừa có thể làm đàn vừa được chơi nhuần nhuyễn nhiều bản nhạc dân ca bằng chính các loại nhạc cụ do mình làm.

Điều này đã khuyến khích bạn trẻ ngày càng yêu thích và thấu hiểu hơn giá trị của các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc.

Với nghệ nhân Rchâm Tih, khi chơi đàn, con người được hòa quyện với thiên nhiên, với cây cỏ, hoa lá, tiếng đàn là tâm hồn, sự thanh thản hướng đến một cuộc sống tốt đẹp...

Những bản nhạc dân ca J’rai độc đáo được thầy trò nghệ nhân Rchâm Tih hòa tấu trên chính những nhạc cụ tự tay chế tác vì thế mà giai điệu cũng thêm phần réo rắt, ngọt ngào và mê đắm./.

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Cùng với hạt nhân là Khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ Hội An, không gian du lịch TP. Hội An những năm qua ngày càng được mở rộng và khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái. Du lịch làng quê, ven biển và hải

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Ngày 09/5, các đơn vị gồm: Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang Marriott Resort & Spa (đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa) phối hợp triển khai hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”.

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035051

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC