Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Cập nhật: 21/05/2025

Phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa là xu thế tất yếu. Những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, phong tục tập quán... là nguồn tài nguyên quý giá, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho du lịch. Tuy nhiên, nó chỉ có thể bền vững nếu chúng ta bảo vệ và khai thác di sản một cách bài bản, có trách nhiệm...


Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) thu hút du khách, đem lại sinh kế cho hàng ngàn lao động địa phương. Ảnh: Đình Minh.

Du lịch di sản bùng nổ

Không chỉ được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam, Tràng An (Ninh Bình) còn là minh chứng sinh động cho mô hình phát triển du lịch gắn với di sản một cách bài bản và bền vững. Năm 2024, ngành du lịch Ninh Bình đón tới 8,7 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 9.100 tỷ đồng - trong đó, lượng khách đến Tràng An chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của di sản khi được khai thác đúng hướng, vừa bảo tồn giá trị văn hóa - thiên nhiên, vừa tạo sinh kế cho cộng đồng.

Hay như ngay tại Hà Nội, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách. Tại đây, các sản phẩm du lịch sử dụng công nghệ như tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và hiệu ứng 3D Mapping… hướng đến phát triển bền vững trong khai thác và phát huy giá trị di tích đã và đang được tích cực triển khai.

TS Hoàng Thị Điệp - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam), cho biết hoạt động du lịch dựa vào văn hóa, di sản ở nhiều nơi đã và đang trở thành động lực sinh kế, ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Du lịch văn hóa, di sản vừa tạo ra thu nhập, việc làm vừa tạo nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

“Một phần doanh thu từ du lịch di sản được quay trở lại tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lý di sản. Đó chính là lợi ích kép của du lịch kết hợp di sản” - TS Hoàng Thị Điệp nhấn mạnh.

TS Trần Hữu Sơn - Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch cho rằng, trong nhiều năm qua, chiến lược phát huy di sản để phát triển du lịch của Việt Nam đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt.

Theo ông Sơn, để có được sự thành công đó, nhiều địa phương có di sản đã chú trọng khai thác phát triển theo hướng bền vững như Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình… Các địa phương này đã tiến hành khảo sát, thống kê toàn bộ nguồn lực di sản trên địa bàn, xây dựng hồ sơ di sản bài bản, đồng thời xác định rõ mục tiêu phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường và gìn giữ giá trị văn hóa.

Hướng đi nào để bền vững?

Khai thác di sản để phát triển du lịch mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, song cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Tại nhiều địa phương, lượng du khách tăng nhanh gây quá tải hạ tầng, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và làm suy giảm giá trị nguyên bản của di sản. Khi chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, sẽ dẫn đến nguy cơ “du lịch hóa” không gian di sản, khiến trải nghiệm văn hóa trở nên thương mại, mất đi tính độc đáo.

Bài toán đặt ra hiện nay là làm sao để phát triển du lịch gắn với di sản một cách hài hòa, vừa khai thác hiệu quả giá trị di sản, vừa bảo tồn và gìn giữ nguyên vẹn tính nguyên gốc của nó. Nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp nằm ở việc quản lý du lịch theo hướng bền vững và có trách nhiệm.

Để di sản không bị quá tải trong quá trình khai thác phát triển du lịch, TS Trần Hữu Sơn nhấn mạnh, tuyệt đối không đánh đổi di sản lấy kinh tế. Theo ông Sơn, để di sản không bị quá tải trong quá trình khai thác và phát triển du lịch, cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc không bao giờ được đánh đổi giá trị của di sản để lấy lợi ích ngắn hạn. Thực tế đã có những địa phương phát triển du lịch ồ ạt và phải trả giá đắt cho sự đánh đổi đó.

Đặc biệt, nếu trao toàn quyền khai thác cho doanh nghiệp, di sản rất dễ bị khai thác triệt để vì mục tiêu lợi nhuận. Điều này có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ về môi trường mà còn làm mai một các giá trị văn hóa.

Cùng quan điểm, TS Hoàng Thị Điệp cho rằng, để phát triển du lịch văn hóa, di sản đúng hướng và bền vững, cần định hướng hoạt động du lịch và các hoạt động dân sinh khác trong lòng di sản một cách bền vững. Quy định chi tiết về quy tắc ứng xử với di sản. Khuyến khích cộng đồng địa phương chủ động cùng tham gia quản lý di sản, gắn lợi ích của cộng đồng địa phương với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Còn theo ThS. Nguyễn Đắc Tới - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu di sản (Viện Nghiên cứu văn hóa và phát triển), bảo tồn di sản cần bắt đầu từ quy hoạch tổng thể, xác định sức chứa, giới hạn lượng khách theo thời gian và ứng dụng công nghệ quản lý như vé điện tử, đặt chỗ trước, camera giám sát. Các công trình phục vụ du lịch phải kiểm soát chặt chẽ về quy mô, thiết kế để không phá vỡ cảnh quan, kiến trúc gốc.

Ông Tới đề xuất phân luồng khách hợp lý, phát triển điểm đến vệ tinh, tổ chức tour theo chủ đề để giảm tải cho khu trung tâm và tăng trải nghiệm. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức gìn giữ di sản trong cộng đồng và đội ngũ làm du lịch; chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, phát triển sản phẩm du lịch gắn với văn hóa và lợi ích người dân.

Phạm Sỹ

Báo Đại Đoàn kết – daidoanket.vn – Đăng ngày 19/5/2025
Từ khóa: di sản, di tích, du lịch, Ninh Bình, Quốc Tử Giám, Tràng An, Unesco, Văn Miếu

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Quảng Bình thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038524

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC