Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Rào chiếm bãi biển ở Phú Quốc

Rào chiếm bãi biển ở Phú Quốc

Cập nhật: 12/11/2009

Không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách đến huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) hiện nay đều không thể xuống tắm tại bãi biển Bà Kèo - một trong những bãi biển đẹp nhất, nằm ngay thị trấn Dương Đông thuộc trung tâm của huyện đảo này.

Đó là vì tình trạng các đơn vị kinh doanh đã tự ý rào chắn, ngăn cản, chiếm dụng bãi biển công cộng để chỉ dành riêng cho khách của mình.

Hiện dọc bãi biển Bà Kèo, các khu khách sạn, resort xây dựng sát nhau chẳng còn đường nào cho dân và du khách bên ngoài xuống được bãi biển. Bảo vệ các khách sạn ngăn không cho người ngoài đi nhờ qua cổng. Khi phóng viên xin đi qua resort Thiên Hải Sơn cũng bị chặn lại, phải chờ xin ý kiến của chủ khu du lịch và cấp một tấm thẻ tham quan mới được vào chụp hình.

Một bảo vệ resort Thiên Hải Sơn giải thích: “Nếu cho người dân vào đông thì rất lộn xộn, nhiều người không tốt khi tắm biển sẽ quấy nhiễu du khách hoặc lấy cắp đồ. Thêm nữa, khách bên ngoài tắm biển còn xả rác trước khu resort nên chúng tôi phải thu dọn vệ sinh rất cực. Vì vậy, chúng tôi không cho người dân xuống biển tắm”.

Ông Trần Quốc Khanh - thư ký Hiệp hội Du lịch Phú Quốc - cho biết theo quy định, 50m bờ biển từ mép nước trở lên là thuộc về công cộng, các doanh nghiệp không được quyền bao chiếm, rào lại. Tuy nhiên, hiện tại đã xảy ra tình trạng lấn chiếm, rào chắn bờ biển không cho dân vào tắm. Mặt khác, vì tình trạng “cha chung không ai khóc” nên tại bãi biển trước một số khách sạn, resort nhiều người dân, du khách đến tắm vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh, gây ồn ào, lộn xộn. Do vậy, các doanh nghiệp đã rào chắn lại không cho người dân vào”.

Nhiều người dân sống ở khu phố 7, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, bức xúc phản ảnh: “Dọc bờ biển mạnh ai nấy rào chắn không cho dân vào. Bờ biển hiện tại chỉ phục vụ khách du lịch, còn dân ở đây không được tắm”.

Tại thị trấn Dương Đông hiện chỉ có một bãi tắm công cộng là Dinh Cậu. Nhưng bãi này ngắn và có nhiều ghềnh đá. Thế nhưng, người dân và du khách cứ phải chen nhau để tắm nên rất lộn xộn. Còn bãi biển đẹp và rộng là bãi Bà Kèo đến Cửa Lấp dài cả vài cây số thì lại “cấm cửa” người dân địa phương như đã nêu.

Theo ông Phạm Vũ Hồng - chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc, bờ biển thuộc về công cộng vì vậy các doanh nghiệp rào chắn lại là sai quy định. Các khu nhà hàng, resort tại bờ biển Bà Kèo được xây dựng vào thời điểm chưa có quy hoạch chung của đảo Phú Quốc và chưa có quy định khoảng cách tối thiểu từ mặt nước đến bờ biển là bao nhiêu mét nên có một số công trình đã xây gần mặt biển.

“Dù vậy, trước đây khi cấp phép cho các dự án tại khu vực bãi biển Bà Kèo đều có chừa khoảng cách làm đường xuống biển. Do chưa có kinh phí nên hiện chưa thể làm đường được. Thế nhưng, khi mở những đường xương cá đó thì du khách, người dân thoải mái xuống biển tắm mà không gặp cản trở nào”- ông Hồng nói.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Mẫn - chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Phú Quốc, tình trạng để các doanh nghiệp tự ý bao chiếm bãi biển nhằm khai thác hưởng lợi, cản trở người dân đến nơi công cộng như trên đã được cử tri và các cựu chiến binh phản ảnh nhiều lần. Nhưng đến bao giờ người dân và du khách mới được thoải mái xuống tắm tại bãi biển Bà Kèo thì vẫn còn chưa rõ.

Tuổi trẻ
Từ khóa:

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038462

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC