Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Rừng khu di tích Mường Phăng lại bị phá

Rừng khu di tích Mường Phăng lại bị phá

Cập nhật: 12/11/2009

Khu rừng đặc dụng Mường Phăng (còn được gọi là “Rừng Đại tướng”, “Rừng chỉ huy”) nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, hầm và lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên có tổng diện tích gần 300ha, bao bọc toàn bộ di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, thuộc quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Tháng 8/2009, chiến trường Điện Biên Phủ được xếp hạng là 1 trong 10 “Di tích quốc gia đặc biệt”.

Vào tháng 9/2009, 77 cây gỗ bị đốn hạ là minh chứng thêm một lần nữa rừng Mường Phăng lại bị phá. Từ cuối những năm 90, khu rừng này đã bắt đầu bị lâm tặc tàn phá ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Sang đến cuối năm 2000, lợi dụng chủ trương cho phép khai thác tận dụng các cây gỗ bị chết khô, mối mọt, lâm tặc (thực ra là người dân địa phương) đã "tiện tay dắt dê", chặt phá hàng chục cây gỗ to, có cây có đường kính trên 0,8m, với số lượng lên đến hàng chục mét khối.Vụ việc trở nên phức tạp khi mùa khô năm 2003, hơn 70 hộ dân ở một số bản đốt rừng làm nương và gây thiệt hại mấy chục ha rừng. Nhiều doanh nghiệp và người dân còn lợi dụng khai thác hàng dăm chục cây gỗ lớn để làm nhà…

Nhưng đến lần thứ tư thì lâm tặc ngang nhiên hơn. Không chỉ có 77 cây gỗ lớn bị đốn mà còn rất nhiều cây nằm ngay trên nóc hầm di tích Sở chỉ huy – nơi hàng tuần có hàng trăm lượt người tham quan cũng bị cưa đổ. Đáng chú ý là lần này có thể có sự góp mặt của cả một “đường dây” lớn, bao gồm nhiều bản cùng tham gia?

UBND huyện Điện Biên đã quyết định thành lập Tổ bảo vệ rừng khu di tích Mường Phăng để hạn chế việc phá rừng tại Mường Phăng, Tuy nhiên, chưa ai dám khẳng định là rừng Mường Phăng sẽ không còn “chảy máu”, nhất là khi cơ chế bảo vệ rừng nơi đây chưa được thỏa đáng. Một nguồn tin trên báo cho biết, cùng một lúc, có đến 6 người trong tổ bảo vệ rừng Mường Phăng đệ đơn xin nghỉ vì cơ chế “10.000 đồng/ha rừng/năm” không đủ chi phí cuộc sống cho họ. Trong khi đó, trách nhiệm công việc lại rất cao và rất nguy hiểm. Đây cũng là điều mà các ngành chức năng nên xem xét khi đưa ra cơ chế bảo vệ rừng Mường Phăng.  

Thiennhien.net
Từ khóa:

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038455

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC