Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Thiên đường nhiệt đới đoạn tuyệt với xăng

Thiên đường nhiệt đới đoạn tuyệt với xăng

Cập nhật: 24/07/2009

 Quốc đảo Tavalu nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương muốn ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sản xuất điện từ năng lượng tái sinh trước năm 2020. Tavalu có nhiều bờ biển tuyệt đẹp, song người dân nơi đây có thể sẽ phải rời bỏ đất nước nếu nước biển tiếp tục dâng.

Nằm ở giữa Australia và quần đảo Hawaii (Mỹ) trên Thái Bình Dương, phần lớn lãnh thổ Tavalu (gồm 9 đảo) cách mực nước biển chưa tới 0,9 m. Nơi cao nhất của nước này chỉ cách mực nước biển 4,5 m. Vì thế mà Tavalu đang đối mặt với nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do tình trạng ấm lên toàn cầu. Chính phủ Tavalu đã lên kế hoạch thay thế "nhiên liệu bẩn" như xăng và than đá bằng gió và năng lượng mặt trời. Chính quyền buộc phải hành động quyết liệt vì Tavalu là một trong những nước sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề nhất từ hiệu ứng nhà kính. Tavalu chẳng có ngành công nghiệp nặng nào và cũng hầu như không có tài nguyên thiên nhiên. Vì thế mà lượng khí thải carbon mà nước này tạo ra rất ít. Với chủ trương ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, quốc đảo nhỏ bé có thể trở thành nước đầu tiên trên hành tinh không tạo ra khí thải carbon nữa. Với diện tích vào khoảng 26 km vuông và dân số 12.000 người, Tavalu là nước nhỏ thứ tư thế giới. Trên đảo không có sông và suối nên người dân chỉ có thể hứng nước mưa để uống. Những trận ngập lụt ngày càng trở nên thường xuyên và tồi tệ hơn trong mấy năm gần đây. Tình trạng đó khiến người dân Tavalu hiểu rằng có thể họ sẽ phải từ bỏ hòn đảo nếu mực nước biển tiếp tục dâng. Một hệ thống pin năng lượng mặt trời có công suất 40 KW đã được lắp đặt trên mái của sân vận động lớn nhất trên đảo. Hiện tại những tấm pin mới cung cấp 5% nhu cầu điện của thủ đô Funafuti. Tuy mới chỉ hoạt động 14 tháng, song chúng đã giúp Tavalu giảm được 17.000 lít xăng nhập khẩu từ New Zealand. Dự án được tài trợ bởi e8 - một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận - và hai công ty năng lượng của Nhật Bản. Chính phủ Tavalu đang nỗ lực mở rộng dự án. Họ muốn lắp pin mặt trời trên toàn bộ 9 đảo của đất nước. Tổng chi phí cho tham vọng này vào khoảng 20 triệu USD, trong khi nền kinh tế Tavalu phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài. Tavalu không phải là quốc gia duy nhất muốn giảm lượng khí thải carbon tới mức bằng không trong thập niên tới. Maldives và nhiều nước khác cũng có kế hoạch tương tự. Mặc dù nỗ lực của những nước này không thể ngăn chặn biến đổi khí hậu, Liên Hợp Quốc vẫn hy vọng rằng hành động của họ sẽ tác động tới những nước thải nhiều khí carbon như Mỹ, Trung Quốc.

 

VnExpress
Từ khóa:

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC