Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Trưng bày khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội

Trưng bày khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội

Cập nhật: 23/05/2016

Chiều 19/5 tại tòa Nhà Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức buổi báo cáo kết quả và trưng bày những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu tham quan khu trưng bày. Ảnh: Báo Nhân dân

Cách đây gần 8 năm, trước khi triển khai xây dựng công trình Nhà Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện dự án “Khai quật khảo cổ học và xử lý di dời di tích, di vật khu vực xây dựng Nhà Quốc hội”. Đây là cuộc khai quật có quy mô lớn trong diện tích 14.200m2. Kết quả khai quật đã phát hiện được hàng chục ngàn di vật của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp lên nhau, minh chứng sinh động lịch sử phát triển sâu rộng liên tục, lâu dài của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long qua 1.300 năm, từ thời tiền Thăng Long (thế kỷ VII- X) đến thời kỳ Thăng Long (thế kỷ XI-XVIII). Đồng thời xác định rõ, khu vực xây dựng Nhà Quốc hội là một bộ phận quan trọng nằm ở phía Tây Nam cấm thành của kinh đô Thăng Long xưa.

Các hiện vật được trưng bày tại hai tầng hầm phía Đông Nhà Quốc hội với diện tích 3.700m2. Đó là những di tích, di vật gốc, tiêu biểu, đặc sắc nhất, được khai quật và lấy lên từ lòng đất tại chính khu vực xây dựng Nhà Quốc hội từ những năm 2008-2009.

Nội dung trưng bày tại hai tầng hầm Nhà Quốc hội bao gồm các di tích, di vật gốc tiêu biểu, đặc sắc nhất khai quật được tại khu vực này trong thời gian xây dựng công trình năm 2008-2009.

Gian trưng bày tầng hầm một rộng khoảng 1.700 m2 có các di tích, di vật thời kỳ Thăng Long (thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII) qua các triều đại Lý, Trần, Lê.

Với diện tích gần 2.000 m2, gian trưng bày tầng hầm hai giới thiệu những phát hiện khảo cổ học giai đoạn lịch sử thế kỷ VII và IX và thế kỷ X, thời Đinh - Tiền Lê, trong đó có các di tích nền móng kiến trúc, giếng nước, mộ ngựa, xâu tiền…

Một số hiện vật khảo cổ được trưng bày. Ảnh: Hà Nội Mới

Việc trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt về chính trị và khoa học, không chỉ đem lại hình ảnh mới cho tòa Nhà Quốc hội, tạo biểu trưng độc đáo của sự tiếp nối, tôn vinh giá trị truyền thống, mà còn góp phần minh chứng sâu hơn những giá trị lịch sử của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, phục vụ thiết thực công tác quảng bá giá trị di sản, đáp ứng yêu cầu tham quan, hưởng thụ văn hóa của nhân dân và du khách.

Thanh Xuân

baochinhphu.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038561

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC