Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Yên Bái: Mù Cang Chải phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Yên Bái: Mù Cang Chải phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Cập nhật: 12/11/2024

Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 96%(riêng dân tộc Mông chiếm trên 90%). Mỗi dân tộc mang bản sắc văn hóa khác nhau tạo thành một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo và đa dạng. Gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là giải pháp làm đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút du khách của địa phương.

Garrya Mù Cang Chải - điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách

Ông Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy khẳng định: "Những năm qua, huyện Mù Cang Chải luôn xác định trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành du lịch gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp tạo sinh kế, giúp người dân có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững với mục tiêu xuyên suốt là xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện”, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo”.

Để đạt được mục tiêu đưa ra, hằng năm, Huyện ủy đã chỉ đạo tổ chức các lễ hội như: Lễ hội khám phá Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang, "Mừng cơm mới”, "Hoa tớ dày”, Festival Khèn Mông; Hội thi Giã bánh dày, vẽ hoa văn bằng sáp ong, trình diễn trang phục dân tộc Mông, khèn Mông… góp phần bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông gắn với quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất và con người Mù Cang Chải đến du khách trong và ngoài nước. 

Đặc biệt, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn; khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày 2023, một sự kiện văn hóa dân tộc Mông lớn nhất từ trước đến nay đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc và sự quan tâm, hưởng ứng không chỉ của nhân dân trong huyện mà cả du khách mọi miền.

Cùng với đó, huyện còn đẩy mạnh chương trình liên kết, hợp tác phát triển vùng giữa huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) với huyện Bắc Yên, Mường La (tỉnh Sơn La) và thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc; phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa của đồng bào Mông Mù Cang Chải ra các tỉnh, thành phố trong nước và thế giới. 

Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang luôn thu hút du khách

Nhờ vậy, Mù Cang Chải đã được nhiều kênh truyền hình, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới như: Kênh truyền hình CNBC của Mỹ bình chọn là điểm đến hấp dẫn nhất năm 2020; Tạp chí du lịch quốc tế Condes Nast Traveler bình chọn là điểm đến màu sắc nhất thế giới vào các năm 2019 và 2023; trang website về du lịch Big Seven Travel bình chọn là 1 trong 50 điểm đến đẹp nhất năm 2020 (xếp hạng 21); chuyên trang du lịch Wanderlust Storytellers Mù Cang Chải được xếp ở vị trí đầu tiên trong danh sách 25 điểm đến sở hữu vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc …

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, thực chất, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, đề án, chương trình hành động chuyên đề về giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn.

Để thực hiện, theo Bí thư Huyện ủy Nông Việt Yên, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phát triển văn hóa, du lịch trên địa bàn bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, hiệu quả; trong đó, tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá trên nền tảng số, mạng xă hội về h́ình ảnh miền đất và con người Mù Cang Chải "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, xóa bỏ dần các phong tục, tập quán không còn phù hợp trong nhân dân gắn với thực hiện có hiệu quả phong trào cán bộ, đảng viên thi đua nêu gương thực hiện "4 có, 5 không, 3 sạch”.

Đồng thời, huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển du lịch; tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm du lịch chất lượng, bản sắc, hấp dẫn, có thương hiệu gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và các yếu tố tự nhiên, văn hóa, con người phục vụ phát triển du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế để thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, homestay, nhà hàng và các điểm tham quan; đảm bảo các dịch vụ này phù hợp với văn hóa và môi trường địa phương, không ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và đời sống của người dân. Khuyến khích và hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ, trang phục, nhạc cụ truyền thống, ẩm thực địa phương, các tour du lịch trải nghiệm văn hóa, chú trọng đến chất lượng và tính độc đáo của các sản phẩm, tạo sức hút đối với du khách.

Địa phương tiếp tục tăng cường quảng bá văn hóa dân tộc Mông thông qua các phương tiện truyền thông, sự kiện văn hóa và triển lãm du lịch, qua đó không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo, coi đó là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện vùng cao.

Văn Tuấn

Báo Yên Bái – baoyenbai.com.vn – Đăng ngày 11/11/2024
Từ khóa: Mù Cang Chải, phát triển du lịch, Yên Bái

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033215

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC