Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Yêu cầu dừng thu phí dịch vụ môi trường rừng tại Vườn QG Phong Nha – Kẻ Bàng

Yêu cầu dừng thu phí dịch vụ môi trường rừng tại Vườn QG Phong Nha – Kẻ Bàng

Cập nhật: 24/04/2014

Thời gian qua, rất nhiều khách du lịch ngỡ ngàng trước việc các trạm kiểm lâm trên đường Hồ Chí Minh, tuyến tây Trường Sơn đoạn qua di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) hạ cần barie xuống để thu tiền dịch vụ môi trường rừng. Thông báo thu tiền dịch vụ môi trường rừng do Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ban hành

Được biết, ngày 14.1.2014, ông Hoàng Hải Vân, Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã ký văn bản thông báo thu phí dịch vụ môi trường rừng 40.000 đồng mỗi lượt khách. Rồi sau đó, ngày 7.4.2014, Ban quản lý Vườn lại ra tiếp văn bản chỉ rõ 5 tuyến phải chi trả dịch vụ môi trường rừng với giá tăng gấp đôi chỉ trong vòng 3 tháng.

Điều đáng nói, quy định việc thu tiền này lại giao cho các trạm kiểm lâm thu là không nằm trong chức năng nhiệm vụ của kiểm lâm. Các công ty lữ hành trên địa bàn cho biết, việc thu này là một kiểu “tận thu” bởi giá vé vào tham quan đã được tính cả chi phí dịch vụ môi trường rừng và nộp cho ngân sách địa phương.

Theo một lãnh đạo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, cơ sở để thu phí nói trên là theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP “Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”.

Thông báo thu dịch vụ môi trường rừng của Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng

gây xôn xao dư luận

Tuy nhiên, khi soi chiếu với Nghị định này, tại điểm a, khoản 4, điều 11, quy định: “Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1% đến 2% trên doanh thu thực hiện trong kỳ”. Như vậy, nếu so sánh với giá vé vào động Thiên Đường là 200.000 đồng, thì mỗi người phải chi trả từ 2.000 đồng đến 4.000 đồng/ lần tham quan. Ở mức thu 80.000 đồng theo quy định của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đã vượt 20 lần theo quy định của Chính phủ.

Theo giải thích của Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng thì mức thu như vậy là theo thỏa thuận giữa vườn và các công ty lữ hành như quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, Nghị định 99 của Chính phủ nói rõ: Được phép thỏa thuận nhưng không trái với quy định của Nghị định này. Như vậy, việc thỏa thuận chỉ ở mức 1% hoặc 2% chứ không thể vượt quá.

Hơn nữa, khoản 3 điều 5 của Nghị định 99 nói rõ: “Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác cho quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng”.

Theo nghị định thì có 2 cách chi trả: trực tiếp và gián tiếp. Về cách thức tổ chức thực hiện, UBND cấp tỉnh phải chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các đề án, dự án liên quan đến việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

baovanhoa.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038624

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC