Diễn đàn lần thứ 15 về Đổi mới sinh thái và hội nghị bàn tròn của UNEP về Đổi mới sinh thái

Cập nhật: 11/11/2013
Sự kiện “Cắt giảm lãng phí…Sử dụng hiệu quả nguồn lực và đổi mới sinh thái trong các chuỗi lương thực bền vững" diễn ra vào thứ hai và thứ ba, ngày 12-13/11 tại khách sạn Hilton, số 1 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 

Diễn đàn lần thứ 15 về Đổi mới sinh thái và hội nghị bàn tròn của UNEP về Đổi mới sinh thái được tổ chức bởi Ủy ban châu Âu (EC) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP). Với sự hỗ trợ của phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) và Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Việt Nam.

 

Sự kiện này tập hợp các tổ chức tư nhân và công cộng, tổ chức kỹ thuật và các bên trung gian làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đến từ châu Á và châu Âu cùng đàm thoại để hiểu rõ hơn về tác động của việc lãng phí thực phẩm và tiềm năng của sử dụng hiệu quả nguồn lực và các biện pháp đổi mới sinh thái để tạo ra các cơ hội kinh doanh mới , cũng như các lợi ích môi trường trong chuỗi cung ứng toàn bộ sản phẩm, đặc biệt tập trung vào chế biến, đóng gói và bán lẻ.

 

Tại sao phải tập trung vào việc lãng phí lương thực?

 

Phân tích cho thấy rằng thế giới đang sản xuất đủ lương thực để nuôi sống toàn bộ dân số , nhưng nghịch lý là gần một tỷ người vẫn còn đói và hai tỷ bị suy dinh dưỡng. Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Nông lương (FAO) ước tính rằng khoảng một phần ba thực phẩm sản xuất cho con người bị mất và lãng phí hàng năm do các giai đoạn bán lẻ của chuỗi cung ứng thực phẩm không tiêu thụ triệt để sản phẩm từ vụ thu hoạch hay giết mổ.

 

Chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu trong những thập kỷ tiếp theo sẽ gặp một ngã ba chưa từng có hướng đi hiệu quả. Về phía cầu, quy mô dân số toàn cầu sẽ tăng từ gần bảy tỷ người từ hôm nay đến tám tỷ người vào năm 2030. Nhiều người sẽ giàu có tạo ra nhu cầu cho một chế độ ăn uống đa dạng hơn, mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng nhiều hơn các nguồn lực. Về mặt sản xuất, việc cạnh tranh về đất, nước và năng lượng sẽ tăng cường, làm các tác động của biến đổi khí hậu tới con người và môi trường sẽ trầm trọng hơn.

 

Chế biến, đóng gói và bán lẻ

 

Chế biến thực phẩm, đóng gói và bán lẻ đại diện cho các giai đoạn biến đổi trong chuỗi cung ứng thực phẩm nông nghiệp. Từ nguyên liệu đến điểm bán hàng là đại diện cho các điểm nóng chính của việc mất mát thực phẩm và chất thải .

 

Nhiều nhà sản xuất đang phải đối mặt với giá năng lượng ngày càng tăng, một thách thức cao bởi công nghệ chế biến lạc hậu và không hiệu quả. Thiếu năng lực trong hậu cần, quản lý và cơ sở hạ tầng trong chuỗi cung ứng thực phẩm làm trầm trọng thêm những thách thức này, tất cả đều có thể có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 

Sự kiện sẽ diễn ra trong hai ngày 12, 13/11/2013 với các phiên họp chính như:

 

Động lực hợp tác quốc tế về sử dụng hiệu quả nguồn lực và đổi mới sinh thái

 

Đổi mới sinh thái và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm tiết giảm lãng phí lương thực

 

Các phiên họp song song về các phân ngành chủ chốt của các chuỗi cung ứng lương thực


Nuôi sống một dân số thế giới khỏe mạnh- những thách thức về chính sách và doanh nghiệp đối với tương lai

 

Sự kiện có sự góp mặt của TS Đặng Kim Sơn, Giám đốc Viện chính sách chiến lược Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (IPSARD), Việt Nam. Ông Timo Makela, Vụ trưởng, Các vấn đề quốc tế, Tổng cục Môi trường, Ủy ban châu Âu. Các đại diện của UNEP, FAO và các doanh nghiệp tham gia.

Nguồn: moitruong.com.vn