Ô nhiễm là một vấn đề lớn của không ít thành phố trên thế giới. Đó là mối đe dọa cho môi trường và sự phát triển của quốc gia. Đã có rất nhiều biện pháp nỗ lực khắc phục tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, với những thành phố bị ô nhiễm nặng thì vẫn chưa có biện pháp thỏa đáng. Để an toàn cho cuộc sống hoặc cho những chuyến du lịch khám phá, các bạn nên tránh những thành phố (TP) sau đây:
Maputo - Mozambique
Maputo là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Mozambique nằm bên bờ Ấn Độ Dương. TP này đang bị thiếu một hệ thống loại bỏ chất thải rắn cũng như công trình xử lý nước thải. Rất nhiều những đống rác lớn và nhỏ nằm rải rác trên đường phố, thậm chí chất thải hay nước thải còn được nhìn thấy trên các con sông.
Nước thải và chất thải đã gây ra những hậu quả đáng báo động, nó vây quanh các tòa nhà, làm bật gốc cột điện báo. Một số thị trấn như nằm một phần dưới nước. Khu vực dành cho 60.000 cư dân sinh sống, ăn uống hiện đã biến thành đầm lầy.
Baghdad – Irac
Những vụ đánh bom và phá hủy thường xuyên là một trong những nguồn cơn gây sự ô nhiễm lớn ở TP này. Chất lượng nước kém là nguyên nhân gây ra nhiều thứ dịch bệnh. Bệnh tả đã xảy ra tại một số tỉnh của đất nước bao gồm cả thủ đô Baghdad từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2007.
Một số nghiên cứu gần đây thực hiện bởi chương trình môi trường LHQ cho thấy ô nhiễm không khí, kết quả từ việc đốt dầu do chiến tranh xảy ra liên miên là vô cùng nghiêm trọng.
Baghdad là TP chịu mức độ ô nhiễm không khí cao do khói xe và khói từ máy phát điện và các nguồn ô nhiễm khác đang cản trở những nỗ lực để trồng cây xanh. Không khí bụi bặm của Baghdad là do ô nhiễm không khí gây ra bởi hạn hán xảy ra liên tiếp trong nhiều mùa.
Mumbai - Ấn Độ
Mumbai là một trong những TP đông dân nhất trên thế giới. Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều những đống rác trên các con đường khác nhau của TP. Có nhiều nơi không ai muốn đặt chân đến vì sự bốc mùi hôi tanh của rác thải. Sự ô nhiễm ở khu vực này rất lớn, điều đó làm mất đi vẻ đẹp vốn có của TP.
Các nhà hoạt động xã hội đã cam kết tìm giải pháp để tái phát triển TP. Chính phú Ấn Độ hy vọng sẽ biến đổi trở lại Mumbai thành một đô thị hiện đại mặc dù gần đây, thành phố đang chịu sự suy giảm kinh tế.
Theo một số báo cáo gần đây, đề xuất thay đổi cơ sở hạ tầng, kiểm soát ô nhiễm và chiến lược tăng trường kinhh tế ở Mumbai cần có sự đóng góp trên 1 tỷ đô la của chính phủ Ấn Độ.
New Delhi - Ấn Độ
Rác và nước thải đang tạo ra các mầm bệnh chiếm tỷ lệ cao ở trẻ sơ sinh của New Delhi. Phát triển công nghiệp hóa và di cư đang tạo ra một thách thức lớn. Sự tăng trưởng đáng báo động về số lượng xe ở Delhi là một mối đe dọa lớn. TP này thường bị sương mù bao phủ do các phương tiện giao thông và các ngành công nghiệp thải ra 3000 tấn khí ô nhiễm mỗi ngày.
Chất thải đã trở thành một mối quan tâm lớn dẫn đến sự gia tăng của các bệnh viện trong thành phố. Bênh viện tư nhân và nhà dưỡng lão không có bất kỳ giải pháp thích hợp nào để xử lý chất thải bệnh viện. Nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm bởi các yếu tố độc hại thải ra từ các ngành công nghiệp khác nhau.
Dahaka - Bangladesh
Dahaka là thủ đô của Bangladesh nằm ở phía nam châu Á, giữa Miến Điện và Ấn Độ. Vấn đề của TP này là chiến đấu với những mối đe dọa liên tục của ô nhiễm nước.
Dahaka có dân số ước tính trên 8 triệu người. Ô nhiễm trong thành phố đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Rác rưởi bốc mùi gây nghẹt thở và làm mắt khó chịu. Các đống rác có thể được nhìn thấy ngay trên đường phố mà quá trình xử lý chúng là rất chậm.
Lagos - Nigeria
Thành phố 12 triệu dân này là một trong những thành phố lớn nhất ở Châu Phi đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí rất lớn. Bệnh hô hấp do ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề lớn phải đối mặt tại các bệnh viện trong thành phố. Hiện nay, Lagos thiếu một hệ thống xử lý nước thải tập trung và không có lò đốt. Nước thải vẫn đổ vào các đầm phá…