Việt Nam đứng thứ 123/132 nước về ô nhiễm không khí

Cập nhật: 29/11/2017
Kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (Đại học Yale và Columbia của Mỹ) cho thấy: Việt Nam đứng thứ 123/132 nước về chất lượng không khí.

Kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (Đại học Yale và Columbia của Mỹ) cho thấy: Việt Nam đứng thứ 123/132 nước về chất lượng không khí.

Tại cuộc họp nhóm đối tác y tế (HPG) chủ đề “Ô nhiễm không khí và sức khỏe”, một vấn đề đang được người dân quan tâm đưa ra là thực trạng ô nhiễm không khí và tác động tới môi trường cũng như sức khỏe người dân. Tại cuộc họp, những con số báo động đã được đưa ra về tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân.

Kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (Đại học Yale và Columbia của Mỹ) cho thấy: Việt Nam đứng thứ 123/132 nước về chất lượng không khí.

Báo động gia tăng bệnh hô hấp và mạn tính ở Việt Nam do ô nhiễm không khí

Trong số 10 bệnh gây chết người cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan tới không khí: trong đó bao gồm các bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư phổi phế quản,…. Trong số 3 bệnh tỷ lệ tử vong cao nhất cũng có liên quan tới hô hấp và ô nhiễm không khí. Bệnh hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất ở VN. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là người cao tuổi,  phụ nữ có thai, trẻ em, người mắc mãn tính (phổi, tim mạch),… trẻ em, người lao động ngoài trời.

Bệnh người lao động thường mắc nhất là bệnh phổi silic. Ở khu công nghiệp, làng nghề, không chỉ người lao động mà người dân sống xung quanh thường xuyên mắc các bệnh viêm phế quản, viêm loét giác mạc, bệnh về da, dị ứng. Nghiên cứu xung quanh nhà máy xi măng Bỉm Sơn cho thấy các bệnh thường gặp là viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

Thống kê ở một làng nghề dệt ở miền bắc cho thấy 67% trẻ em mắc bệnh hô hấp, một số mắc bệnh về mắt, mề đay dị ứng,….

Một số nghiên cứu tại điểm nóng giao thông, khu đô thị lớn, dọc trục đường giao thông, người dân thường mắc bệnh đường hô hấp như hen, viêm mũi, viêm họng,… Báo cáo cho thấy điều tra số người mắc một số bệnh như stress khi sống tại điểm nóng giao thông. Tại các thành phố, khu CN, tỷ lệ mắc hô hấp, lao, số liệu 2011 tại các thành phố lớn như thàn phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Hà Nội có tỷ lệ mắc lao cao hơn các thành phố có ít hoạt động công nghiệp.

Ngày 27/11/2017, tại Hà Nội diễn ra Cuộc họp HPG chủ đề “Ô nhiễm không khí và sức khỏe” do Bộ Y tế và JICA tổ chức, dưới sự chủ trì của PGS.TS. Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ HTQT (Bộ Y tế), PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế và ông Yamasaki, chuyên gia, cố vấn chính sách về môi trường, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). HPG lần này có sự tham gia của WHO, UNDP, Green ID, Cục kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường), đại diện các sở y tế, sở tài nguyên và môi trường, sở NN&PTNT….

Ô nhiễm không khí: vấn nạn ở các làng nghề

Ô nhiễm không khí đang là vấn đề lo ngại nhất ở Bắc Ninh. Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống. Ở các làng nghề sản xuất mây tre đan, ô nhiễm do sử dụng lưu huỳnh sấy nhiên liệu. Nồng độ SO2 cao hơn quy chuẩn, bụi ở các làng nghề khá cao. Vấn đề sức khỏe liên quan tới ô nhiễm không khí tại địa phương. Trong 3 năm 2012-2015 riêng một xóm, ở thôn Đại Bái đã có 23 người chết vì ung thư. Tại làng Đại Lâm, ô nhiễm vượt giới hạn cho phép gây ra các bệnh viêm đường hô hấp, bệnh phổi, … Ở làng tái chế giấy Lâm Khê, các lò nấu nhôm, sắt vụn gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Ở làng nghề Đa Hội, khói bụi bao trùm cả làng. Không chỉ riêng tại các làng nghề, người dân sống lân cận cũng bị ảnh hưởng. Để bảo vệ người dân, Sở Y tế Bắc Ninh đã có Kế hoạch bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là người già và trẻ em; phối hợp với Viện Môi trường; đầu tư nhân lực cho y tế tuyến huyện, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại khu vực có nguy cơ cao, phối hợp ban ngành liên quan tuyên truyền, phòng chống tác hại không khí.

Không chỉ ô nhiễm ngoài trời, mà ô nhiễm trong nhà như không khí thiếu thông thoáng, khói thuốc lá, … cũng cao hơn mức cho phép. Ông Nguyễn Sơn Lâm từ Bộ Xây dựng cho biết, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ điều tra, khảo sát công trường xây dựng, bãi chôn lấp chất thải. Về chất lượng không khí trong tòa nhà, Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế (nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, thông gió,…). Hiện đã thiết kế chương trình hợp tác Thiết kế sức khỏe&tiết kiệm năng lượng cùng Nhật Bản, liên quan tới thông gió, cách nhiệt, và sẽ có nghiên cứu liên quan tới đột quỵ mong muốn Bộ Y tế tham gia.

Tại HPG, các đại biểu cũng nhấn mạnh tới cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết lâu dài vấn đề giảm ô nhiễm không khí cũng như chăm sóc sức khỏe người dân liên quan tới các bệnh do ô nhiễm không khí, như có các thông tư liên tịch hiện thực hóa điều 64 trong Luật bảo vệ Môi trường quy định cụ thể chất lượng không khí. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 đặt ra vấn đề cấp phép xả thải, hạn ngạch xả thải đang trong quá trình nghiên cứu. Kiểm soát vấn đề môi trường còn liên quan tới giao thông, công nghiệp,… Trong thời gian tới, Bộ Y tế cùng các bộ ngành liên quan với sự nhập cuộc của các đối tác quốc tế sẽ cùng nhau hợp tác để từng bước tìm ra giải pháp và kế hoạch hành động để giảm tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân.

Nguồn: thiennhien.net