Xây dựng hình ảnh điểm đến Hà Nội

Cập nhật: 10/01/2018
Nguồn: Tạp chí Du lịch
Hà Nội là thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế của cả nước. Trong nhiều năm qua, theo bình chọn của website du lịch nổi tiếng Travel + Leisure, Hà Nội luôn đứng trong top 10 thành phố du lịch tốt nhất châu Á. Để thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại Hà Nội nhiều lần, cần nghiên cứu tác động của hình ảnh điểm đến Hà Nội đối với du khách quốc tế.

Hình ảnh điểm đến bao gồm 6 nhóm yếu tố, trong đó 1 nhóm yếu tố thuộc về cảm xúc (bầu không khí của điểm đến) và 5 nhóm yếu tố thuộc về hình ảnh nhận thức. Kết quả khảo sát bước đầu của nhóm tác giả đối với 200 du khách quốc tế tại khu vực phố cổ và các địa điểm tập trung đông khách du lịch tại Hà Nội đã thu được kết quả như sau:

 

Điểm

Đánh giá

1. Nét hấp dẫn về văn hóa, nghệ thuật ẩm thực

4.78

Rất tích cực

Những điểm hấp dẫn/ di sản văn hóa/ lịch sử 

4.66

Rất tích cực

Nghệ thuật ẩm thực, món ăn địa phương

4.81

Rất tích cực

2. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

3.55

Bình thường

Thời tiết

3.84

Bình thường

Phong cảnh

3.59

Bình thường

Phương tiện vận chuyển và giao thông

3.05

Bình thường

3Yếu tố chính trị và cơ sở hạ tầng du lịch

4.01

Tích cực

Nhà hàng và khách sạn 

3.89

Bình thường

An ninh và an toàn

4.33

Rất tích cực

4. Môi trường kinh tế, xã hội 

4.65

Rất tích cực

Giá cả

4.6

Rất tích cực

Sự mến khách và thân thiện của người dân địa phương

4.78

Rất tích cực

5. Tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ

3.37

Bình thường

Môi trường 

3.21

Bình thường

Rào cản ngôn ngữ 

3.3

Bình thường

Đa dạng động vật, thực vật

3.45

Bình thường

Bầu không khí của điểm đến  

4.28

Tích cực

Điểm đến dễ chịu 

4.4

Rất tích cực

Điểm đến thú vị, hấp dẫn

4.16

Tích cực

Trong khi đó, nhóm nhân tố Tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ; Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật được du khách quốc tế đánh giá ở mức “bình thường”. Các yếu tố được đánh giá thấp gồm có: rào cản ngôn ngữ; môi trường; phương tiện vận chuyển và giao thông.Mặc dù đây chỉ là kết quả khảo sát bước đầu, cần triển khai trên diện rộng để cho kết luận chính xác hơn, song có thể thấy các nhân tố được đánh giá “rất tích cực” gồm có: nghệ thuật ẩm thực, món ăn địa phương; giá cả; sự mến khách và thân thiện của người dân địa phương.

Các yếu tố thuộc về hình ảnh điểm đến có mối tương quan chặt chẽ với dự định quay trở lại của du khách. Do vậy, cần gìn giữ và phát triển các yếu tố tích cực ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách. Tối đa hóa giá trị của văn hóa ẩm thực để phục vụ du khách là hướng đi đúng đắn. Đó có thể là việc đa dạng các tour ẩm thực tổng hợp hoặc chuyên đề, xây dựng các tour dạy nấu ăn (từ trải nghiệm hoạt động chọn nguyên vật liệu tại chợ truyền thống đến hoàn thiện món ăn và thưởng thức). Văn hóa ẩm thực cũng là một giá trị đầy hấp dẫn cần được khai thác mạnh mẽ trong hoạt động marketing điểm đến. “Giá cả” là yếu tố đang được đánh giá tốt nhưng cũng cần đến những chế tài quản lý để ngăn chặn tình trạng chèo kéo, nài ép, “chặt chém” … gây khó chịu cho du khách. Yếu tố “thân thiện và mến khách” hiện đang là điểm cộng cho hình ảnh điểm đến Hà Nội tuy nhiên đây cũng là yếu tố dễ tổn thương và thay đổi nếu không có biện pháp gìn giữ và phát triển theo hướng tích cực.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng cải thiện những yếu tố được đánh giá chưa tốt. Về vấn đề rào cản ngôn ngữ, cần tập trung đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên phục vụ trong ngành cũng như nhóm cư dân địa phương tương tác trực tiếp với khách, nhất là đội ngũ lái xe taxi, xích lô, người bán hàng…; không chỉ quan tâm tiếng Anh, mà còn đào tạo những ngôn ngữ khác của một số thị trường trọng điểm tới Hà Nội như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Về môi trường, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng của người dân còn yếu. Nếu như việc phân loại rác thải (có thể tái chế và cần phải xử lý) khá phổ biến ở nhiều quốc gia trong khu vực thì hoạt động này mới chỉ được triển khai thí điểm tại một số quận, huyện trong thành phố. Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường cũng như có những chế tài xử phạt thích đáng với hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường. Các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch cần phải có trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường.

Văn hóa giao thông của nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng là một vấn đề cần có nhiều thay đổi bắt đầu từ nâng cao nhận thức, tôn trọng luật giao thông để hình thành nên trật tự trong tham gia giao thông. Hiện ở thủ đô mới chỉ có tuyến du lịch xe điện tại khu phố cổ, hoặc tour xích lô hay xe ôm (XO tour), chưa có hình thức du lịch xe bus trong thành phố dạng hop on - hop off như nhiều thành phố của châu Âu hay một số thành phố trong khu vực như Singapore, Kuala Lumpur, Penang… Song cần tăng cường hơn nữa hoạt động hỗ trợ thông tin hữu ích cho du khách tại các điểm tham quan, mua sắm hay các bến xe, điểm dừng chân… để du khách có được những thông tin cần thiết về về lịch trình di chuyển cũng như tuyến tham quan, điểm cung ứng dịch vụ... Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải như taxi, xích lô… cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, tránh gian lận trong tính cước, gây ấn tượng xấu cho du khách. Việc áp dụng công nghệ xây dựng các phần mềm hỗ trợ thông tin trên điện thoại thông minh với nền tảng wifi cũng là một giải pháp tích cực trong xu hướng phát triển hiện nay.

Trên đây là một số gợi ý của nhóm tác giả để hình ảnh điểm đến Hà Nội thêm hấp dẫn nhằm gia tăng dự định quay trở lại thủ đô của du khách quốc tế. Một lần nữa phải khẳng định rằng khoảng cách giữa hình ảnh điểm đến được tạo ra trong nhận thức của công chúng và trải nghiệm thực tế (tích cực hay tiêu cực) có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi quay trở lại cũng như chia sẻ hay giới thiệu thông tin. Sự lan tỏa trong thời đại số có sức mạnh rất lớn vì thế chúng ta cần cẩn trọng và nghiêm túc trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến gần với trải nghiệm thực tế để duy trì sự hài lòng của du khách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tổng cục Thống kê (2013). Kết quả chi tiêu của khách du lịch quốc tế năm 2013

Ching-Fu Chen, DungChun Tsai (2007). Howdestination image and evaluative factors affect behavioral intentions?, Journal of Tourism Management, Vol 28.

Hailin Qu, Lisa Hyunjung Kim, Holly Hyunjung Im (2011). A model of destination branding: Integrating the concepts of the branding and destination image, Journal of Tourism Management, Vol 32.

Ths. Nguyễn Thu Thủy

Khoa Du lịch học, trường Đại học KHXHNV Hà Nội