Ưu tiên bảo vệ các rạn san hô

Cập nhật: 14/10/2008
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tại buổi "Tọa đàm khoa học Việt Nam - Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn rạn san hô", do Tổng Cục Môi trường tổ chức mới đây tại Hà Nội, các chuyên gia đã nhận định:

Hơn 10 năm trở lại đây, các rạn san hô của Việt Nam đã phải chịu sự biến dạng một cách nặng nề, mà ô nhiễm biển là nguyên nhân chính.

Các nguồn gây ô nhiễm được chỉ ra là do nguồn nước thải đô thị, nước thải từ sự phát triển du lịch, nông nghiệp, bè nuôi gia súc, sự sói mòn bề mặt...

 

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết:

 

- Chính thói quen đánh bắt hủy diệt bằng thuốc nổ hoặc chất xyanua đã gây ra sự giảm sút về số lượng các loại san hô. Đây là thói quen mà chúng ta cần phải theo dõi và xử phạt một cách thích đáng. Một liều thuốc nổ chừng 2mg có thể phá hủy chừng 4km² nền san hô. Tuy cách thức săn bắt này hoàn toàn bị cấm nhưng vẫn bị vi phạm. Để bắt con mồi thì những ngư dân đã phá bỏ lớp san hô mà con mồi đang trú ẩn, điều này gây ra sự thoái hóa về cấu trúc của rạn san hô.

 

* Thói quen đánh bắt hủy diệt không phải là nguyên nhân chính gây ra sự giảm sút các loại san hô?

 

- Đúng vậy. Việc thu thập các sinh vật biển cho buôn bán đồ lưu niệm đang được thực hiện mạnh mẽ nhất tại các khu vực phía xa Đảo Trường Sa, cũng làm cho sự đa dạng của các loài động vật này tại các rạn san hô gần bờ biển nhất ngày càng kiệt quệ. Chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến việc buôn bán số lượng lớn vỏ ốc và san hô tại nhiều thành phố. Chất thải cứng cũng là tác nhân làm tổn thương đến rạn san hô. Ngoài ra, còn do sự sinh sôi nảy nở của các loại thủy sản ăn san hô, do sự sói mòn bề mặt đất của các dãy núi và đồng bằng, do các dòng chảy của các dòng sông đã kéo sự lắng cặn này ra biển.

 

* Khu vực nào có sự biến dạng lớn nhất của các rạn san hô, thưa ông?

 

- Đó là tại Côn Đảo, sau đó là Ninh Thuận và Nha Trang. Tuy nhiên các rạn san hô tại Cù Lao Chàm, Vân Phong hay Phú Quốc vẫn giữ được sự ổn định.

 

* Tại 8 trong số 15 khu vực bảo vệ biển tại Việt Nam thì các rạn san hô luôn được ưu tiên bảo vệ, điều này đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ sinh thái vì sự đa dạng sinh học ngày càng được nâng cao, cũng như tầm quan trọng về kinh tế xã hội của nó. Tuy nhiên, trước những tác nhân gây hại mà ông vừa nêu trên thì cơ quan chức năng phải có một chiến lược như thế nào để bảo tồn các rạn san hô?

 

- Hiện việc phục hồi nhân tạo các rạn san hô đã được Viện Hải Dương học Nha Trang sử dụng như là công cụ để dạy dỗ và nâng cao tính tự giác bảo vệ môi trường đối với cư dân trong cộng đồng và đối với khách du lịch.

 

Chúng ta đã có Cục Quản lý các vùng được Bảo vệ, tuy nhiên vai trò của cộng đồng, chiến sỹ, bảo vệ biển và các ngành khác chưa đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các rạn san hô. Do đó, theo tôi chúng ta cần phải có một hệ thống liên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo để vạch ra đường lối và chiến lược môi trường Quốc gia với sự tham gia của các lĩnh vực kinh tế khác  cũng như cộng đồng khoa học.

 

* Xin cảm ơn ông.