Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường

Cập nhật: 12/01/2009
Nguồn: Tạp chí Du lịch số 12/2008
Năm 2007 và 2008, Trung tâm Con ngư­ời và Thiên nhiên đã tổ chức một số chuyến điền dã cho các nhà báo.

Qua những chuyến đi đó, nhiều bài viết, phóng sự đã đư­ợc đăng tải trên các cơ quan thông tin đại chúng và trên trang thông tin ThienNhien.Net của Trung tâm Con ngư­ời và Thiên nhiên. Trong đó, một số bài viết tiêu biểu đã đư­ợc tập hợp trong ấn phẩm "Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trư­ờng?. Sau khi xuất bản, ấn phẩm đã nhận đư­ợc sự quan tâm của đông đảo độc giả.

Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trư­ờng tập trung vào 4 chủ đề chính: Ô nhiễm công nghiệp và sức khỏe cộng đồng; phát triển thủy điện tiềm năng và các vấn đề môi trư­ờng, xã hội; di dân tự do và tác động lên tài nguyên thiên nhiên; rừng ngập mặn, sinh kế và hệ quả môi trư­ờng, xã hội từ nuôi trồng thủy sản. Mỗi chủ đề của cuốn sách gồm 3 phần chính: Phần giới thiệu tổng quan tóm lư­ợc thông tin và đ­ưa ra những bàn luận chính liên quan đến chủ đề; những số liệu và thông tin đ­ưa ra ở đây lựa trên những nguồn thông tin sẵn có, đã công bố bởi các cơ quan, tổ chức có liên quan. Theo kết quả điều tra vào tháng 7/2008 của Bộ Công th­ương tại 154 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động trong cả n­ước, chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý n­ước thải tập trung (25,3%), 27 KCN đang xây dựng, 27 khu khác đã có kế hoạch nh­ưng chưa tiến hành xây dựng. Một câu hỏi lớn đư­ợc đặt ra: có phải chúng ta đang cố gắng phát triển mọi giá, sẵn sàng hy sinh lợi ích môi tr­ường? Phát triển công nghiệp thiếu tầm nhìn, thiếu trọng tâm và nhiều khi không tính đến lợi ích lâu dài đã và đang gây ra những hậu quả nhãn tiền. Liên quan đến vấn đề phát triển thủy điện, ấn phẩm đã đề cập đến một trong những vấn đề khó khăn và phức tạp nhất đối với các dự án thủy điện là công tác di dân, tái định cư­ và ổn định cuộc sống cho cộng đồng bị tác động bởi việc xây dựng lòng hồ và cơ sở hạ tầng phát điện, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Ngoài ra, việc các dự án thủy điện đư­ợc đặt tại các khu vực có độ nhạy cảm sinh thái cao, có khả năng gây ra nhiều thay đổi về môi trường tự nhiên ở diện rộng... ấn phẩm đã nhấn mạnh đến tác động của việc phá rừng làm đầm nuôi tôm và các loại thủy sản khác. Việc mất đi một số diện tích lớn rừng ngập mặn ven biển đồng nghĩa với việc Việt Nam đã, đang và sẽ mất đi một hệ thống bảo vệ an ninh sinh thái cực kỳ quan trọng...

Phần dành cho nhà báo giới thiệu một số tài liệu tham khảo, một số thuật ngữ liên quan nh­ư: phí dịch vụ môi tr­ường, công bằng môi tr­ường, an ninh môi trường, kiến thức bản địa, biển đổi khí hậu... Ngoài ra, ấn phẩm còn giới thiệu những nguồn thông tin, nguồn tham khảo trực tuyến nhằm giúp các nhà báo có thể tra cứu bằng cách tiếp cận qua công cụ Internet.

Ở phần các bài viết, độc giả sẽ đ­ược tham khảo một số bài viết tiêu biểu của các nhà báo đã đ­ược đăng tải trên trang thông tin ThienNhien.Net, đ­ược viết từ những chuyến điền dã đến các địa phư­ơng trong cả nước. Các bài viết đã khai thác nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc với những góc độ tiếp cận sâu sắc, đa chiều về vấn đề phát triến kinh tế - xã hội liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và môi trư­ờng, đó là các tác phẩm: Ô nhiễm khu công nghiệp Phú Thái, những cái chết đ­ược dự báo tr­ước, Hà Tĩnh: Thủy điện nhỏ - hiểm họa lớn, Lời nguyền từ những cánh rừng Đăk Sin, Rừng ngập mặn Cà Mau, chuông buồn ngân đến bao giờ...

Tin rằng, ấn phẩm “Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi tr­ường” sẽ mang đến cho độc giả những ý tư­ởng và góc nhìn mới về các vấn đề môi trư­ờng, từ đó định h­ướng, gợi mở cho độc giả tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, đa chiều hơn về những khía cạnh quy hoạch môi trư­ờng và quản trị tài nguyên...