Liên hệ
Sơ đồ web
English
Trang chủ
Tin tức, sự kiện
Du lịch xanh
Biến đổi khí hậu
Văn hóa, di sản
Chương trình dự án
Mô hình, kinh nghiệm
Phóng sự ảnh
Video
Trang chủ
Phóng sự ảnh
Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải – Mô hình kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch (Ảnh: Thế Phi)
Cập nhật: 26/11/2019
Theo truyền thống của người Tày mỗi khi có khách đến thăm thì chủ nhà hoặc người khách đó phải gõ vào chiếc mõ treo ở đầu làng một hồi thật vang vọng để báo cho mọi người trong làng biết có khách đến thăm
Một thủ tục nữa là khi khách đến đầu làng thì phải rẽ vào giếng làng, chung quanh có xếp đá cuội, nước trong vắt để rửa mặt, rửa tay cho sạch sẽ, mát mẻ trước khi vào làng.
Làng nhà sàn Thái Hải có tên gọi đầy đủ là Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, với diện tích khoảng 25ha. Làng nằm cách trung tâm Tp.Thái Nguyên và trung tâm Tp Sông Công khoảng 10km.
Đây là nơi quy tụ và gìn giữ của hơn 30 ngôi nhà sàn với gần 200 nhân khẩu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng có tuổi đời ngót nghét cả trăm năm.
Các ngôi nhà sàn này hầu hết được chuyển về từ khu ATK Định Hóa, Thái Nguyên và được phục dựng lại nguyên bản với mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Cùng với các kiến trúc nhà sàn, văn hóa của người Tày được các gia đình gìn giữ. Từ những vật dụng gia đình như cối xay thóc, cối giã gạo bằng nước, bồ đan… đến trang phục dân tộc, phụ kiện, ẩm thực đều tuân thủ theo đúng nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Bắt đầu xây dựng từ năm 2003, đến nay khu bảo tồn làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải đã có 16 năm xây dựng và hoàn thiện. Năm 2011, khu bảo tồn làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải chính thức được đưa vào khai thác để phục vụ khách du lịch, đến năm 2014, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định công nhận nơi đây là điểm du lịch địa phương
Từ một vùng đất cằn cỗi, chỉ toàn cỏ cây hoang dại, những chủ nhân của làng nhà sàn Thái Hải đã biến nơi đây trở thành một không gian sinh thái lý tưởng, đầy sức sống.
Ở đây, môi trường trong lành, nhiệt độ cũng được điều hòa bởi chính hệ thống cây xanh trong làng.
Các gia đình ở đây đều có bếp lửa nằm ngay sát lối cửa ra vào và mỗi khi có khách đến thăm thì chủ nhà sẽ tự tay nhóm lửa đun nước pha trà mời khách.
Du khách đến thăm các gia đình các đồng bào dân tộc nơi đây còn được nghe các làn điệu hát then, đàn tính do chính chủ nhà biểu diễn. Nếu có nhu cầu trà sạch do chính bà con trồng và chế biến thì du khách có thể mua về làm quà, đây cũng là cách để giúp người dân có thêm thu nhập.
Các kiến trúc nhà sàn, văn hóa của người Tày được các gia đình gìn giữ.
Cùng với “khu bảo tồn” nơi các gia đình đồng bào các dân tôc sinh sống là các khu nhà cất trữ lương thực
Các khu dịch vụ với nhà lá dài gần 100m ven hồ, mát mẻ và có thể tổ chức các chương trình liên hoan, hội họp lớn; khu nghỉ dưỡng trong hệ thống các nhà sàn sạch sẽ, vừa thoáng mát vừa ấm áp; không gian ngoài trời
Các khu nhà dịch vụ nằm sát hồ nước, có cảnh quan đẹp và mát mẻ
Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải có sự đặc biệt bởi những “nhân viên” của khu du lịch cũng chính là những người dân sinh sống và làm việc tại bản làng.
Không gian ẩm thực được chia thành 2 khu, 1 khu nhà dài để phục vụ các đoàn khách lớn và 1 khu là các gian nhà được chia nhỏ để phục vụ các đoàn khách ít người có nhu cầu không gian riêng biệt.
Mỗi khi “gia đình Thái Hải” đón khách, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn cây nhà lá vườn tươi ngon được nấu theo đúng hương vị truyền thống. Từ thịt gà đồi, trâu nướng, nộm hoa chuối, ốc xào măng chua, cá hấp… đều thơm ngon, tròn vị, lại thêm chút rượu Lầu Chăng Mỳ - đặc sản của dân tộc Tày, Nùng làm cho bữa ăn thêm nồng đượm.
facebook
twitter
google+
email
instagram
linkedin
youtube
XEM THÊM
Khu Du lịch sinh thái Vườn chim Thung Nham, Ninh Bình (ảnh: Thế Phi)
(23/07/2019)
Phim trường “Kong: Skull Island” (Ảnh: Hồng Thủy)
(20/07/2019)
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2019 (Ảnh Hồng Thủy)
(22/06/2019)
Sầm Sơn sôi động mùa du lịch biển 2019 (Ảnh: Thế Phi)
(10/06/2019)
Hàng ngàn bạn trẻ "thắp đèn" hưởng ứng Giờ Trái đất 2019
(01/04/2019)