"Khơi nguồn" du lịch sông nước tại các đô thị

Việt Nam có hệ thống sông ngòi phong phú ở cả 3 vùng Bắc - Trung - Nam, tuy nhiên, có rất nhiều tỉnh, thành phố chưa được “khơi thông” phát triển du lịch, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

Để "Tình anh bán chiếu" nơi dòng sông Ngã Bảy (Hậu Giang) được nhiều người biết đến

Hệ sinh thái sông nước độc đáo, hoang sơ, văn hóa miệt vườn trù phú và con người hồn hậu là những lợi thế cho việc phát triển du lịch tại thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, để bứt phá và thu hút du khách, nhiều chuyên gia cho rằng, nơi đây cần tạo được “dấu ấn riêng” trong bản đồ du lịch khu vực.

Thanh Hóa: Trải nghiệm miền sơn cước Quan Sơn

Những năm gần đây, bên cạnh khai thác lợi thế du lịch biển, tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng tới phát triển du lịch tại các huyện miền núi. Trong đó, huyện Quan Sơn là một điểm sáng với việc xây dựng và quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch văn hóa cộng đồng..., thu hút lượng khách trong nước và quốc tế ngày một tăng.

Công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

Quyết định công nhận lại danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông” dự kiến sẽ được trao cho tỉnh Đắk Nông tại Hội nghị quốc tế về Mạng lưới công viên địa chất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 9/2024 ở Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng, Việt Nam.

Bạc Liêu: Xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Trong mỗi chuyến đi, điều du khách muốn khám phá không chỉ là sự độc đáo của điểm đến, dịch vụ du lịch mà còn quan tâm đến cảnh quan môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và cả văn hóa ứng xử của người dân bản địa. Những yếu tố tưởng chừng đóng vai phụ này lại tác động không nhỏ đến sự hài lòng, việc muốn trở lại hay không của khách. Chính vì vậy, song song với việc đầu tư nâng chất sản phẩm thì tỉnh Bạc Liêu phải chú trọng hơn nữa khâu xây dựng hình ảnh du lịch theo hướng văn minh, thân thiện.

Hà Giang: Mỗi người dân là một đại sứ du lịch cho quê hương

Nằm trong sản phẩm du lịch “Wow - Hà Giang”, huyện Quang Bình nổi tiếng là vùng đất trù phú với những vườn cam ngọt ngào và hệ thống sinh thái, sông, suối, hang động hùng vĩ, nên thơ. Cùng với đó là những nét văn hóa truyền thống được đồng bào các dân tộc giữ gìn và bảo tồn nguyên vẹn. Với tinh thần mỗi người dân là một đại sứ du lịch, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận sự thân thiện, mến khách, an toàn trong hành trình khám phá cảnh đẹp miền quê Quang Bình.

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Đa dạng trải nghiệm để hút khách

Du lịch than, trải nghiệm mới trên biển hay phát triển kinh tế đêm… là những sản phẩm đang được TP Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) đẩy mạnh. Đó là những chuyển động tích cực nhằm đa dạng hóa trải nghiệm, thu hút, giữ chân du khách.

Quảng Ngãi: “Khoác áo mới” để chợ truyền thống trở thành điểm du lịch

Chợ Quảng Ngãi đang được xây dựng thành điểm đến văn hóa đặc trưng và là nơi buôn bán văn minh, lịch sự. Đây chính là một cách tận dụng lợi thế có sẵn để làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch của địa phương.

Hậu Giang phát triển du lịch gắn với giá trị văn hóa, lịch sử

Sáng 29/6, UBND thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang) tổ chức Hội thảo "Sức bật du lịch và xúc tiến đầu tư thành phố Ngã Bảy". Các diễn giả, chuyên gia trình bày nhiều ý kiến về giải pháp phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa, lịch sử; định hướng, giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch đường sông.

Yên Bái: Nà Hẩu khởi động mùa du lịch hè

“Đêm đại ngàn Nà Hẩu” và khởi động mùa du lịch Nà Hẩu với chủ đề “Hang động, thác nước cùng bước vào hè" năm 2024 sẽ được xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức vào ngày 6-7/7 tới đây, với nhiều hoạt động đặc sắc, riêng có, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị, mới mẻ. Điểm nổi bật là không gian chợ quê, ẩm thực đa sắc màu và giải đi bộ với chủ đề “Đi giữa đại ngàn - Khám phá thiên nhiên”.