Việc nghiên
cứu này đã được các kỹ sư, chuyên gia của tập đoàn DHI (Đan Mạch) và Công ty tư
vấn cấp thoát nước Viwase (đơn vị trong nước) tiến hành ở một số thành phố như
Nha Trang (Khánh Hòa), Đồng Hới (Quảng Bình), Quy Nhơn (Bình Định) và đã có
những kết luận đánh giá ban đầu. Về cơ bản, mực nước biển tăng sẽ không ảnh
hưởng đến khả năng tự thoát nước dòng chảy tràn trên thiết kế qua các cửa
xả.
Tuy nhiên, hệ
thống thoát nước hiện tại vẫn chưa đủ an toàn cho trận mưa thiết kế chu kỳ hai
năm, diện tích ngập lụt tăng (khoảng 79%) ở các trận mưa chu kỳ 5 năm, 10 năm.
Cần áp dụng kỹ thuật USDS (hệ thống thoát nước đô thị bền vững) để giảm thiểu lũ
lụt ở đô thị bằng các biện pháp kiểm soát dòng chảy bề mặt như trồng rừng, cất
chứa nước mưa, tăng cường khả năng tự thấm. Việc cải tạo, thay đổi thiết kế hệ
thống thoát nước hiện tại là không lớn, chi phí thay đổi hệ thống kênh cần
khoảng 1,8 triệu USD.
Tại hội thảo một số đề xuất cũng được đưa ra như cần
liên hệ mật thiết với Viện nghiên cứu khí tượng thủy văn để nắm được biến đổi
khí hậu; chuyển giao kỹ thuật mô hình thủy lực cho các thành phố duyên hải; cần
thiết lập một hệ thống dự báo và quan trắc sau khi hệ thống thoát nước được xây
dựng, ứng dụng kỹ thuật USDS...
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ tịch tỉnh
Khánh Hòa, cho biết hội thảo này giúp tỉnh có cách nhìn đúng đắn về tác động của
biến đổi khí hậu để quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi
trường thành phố, nhanh chóng tiến hành các giải pháp và hành động cụ thể ngay
từ bây giờ để ứng phó giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây
ra.