Hiện toàn tỉnh Tây Ninh có 22 dân tộc thiểu số, việc tuyên truyền gặp khá nhiều khó khăn, do mỗi dân tộc có đặc trưng văn hoá riêng. Cần phải hiểu được truyền thống, văn hóa của mỗi đồng bào thì tuyên truyền mới có hiệu quả. Theo khảo sát của Sở Tài nguyên – Môi trường, nhiều khu vực của tỉnh Tây Ninh nguồn nước ngầm có chỉ tiêu pH thấp, bị ô nhiễm vi sinh. Do đó, nước ngầm một số nơi không thể sử dụng trực tiếp để ăn uống nếu chưa nâng pH và khử trùng theo tiêu chuẩn. Vì vậy, cần xây dựng các các trạm cấp nước sinh hoạt theo chương trình nước sạch nông thôn cho người dân. Tuy nhiên, theo đại diện huyện Tân Châu cho biết: Việc cho đồng bào vay vốn làm nhà vệ sinh, công trình nước sạch nông thôn cũng gặp nhiều khó khăn, vì thấy chưa có khả năng trả nợ, nên đồng bào không vay vốn.
Các đại biểu đã thảo luận và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về môi trường: Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ sâu rộng, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số, để hiểu được phong tục tập quán của người dân; ngoài tiền hỗ trợ vay vốn xây dựng 3 công trình vệ sinh, địa phương cần tranh thủ nguồn vốn từ các dự án kinh tế để đầu tư cho vùng dân tộc giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Cần mạnh dạn vận động, giao khoán cho đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng qua đó khuyến khích nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; vận động bà con bỏ những tập tục lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Đề nghị Ủy ban Dân tộc hỗ trợ kinh phí xây dựng các lò hỏa táng tại các huyện nơi có đồng bào dân tộc và các chùa...