Để ứng phó với sự ấm lên toàn cầu, các nhà khoa học đã nghĩ ra nhiều phương pháp, dưới đây là 10 phương án được cho là "khủng" nhất.
Thiết kế kính râm cho Trái Đất
Một số nhà khoa học kiến nghị có thể thiết kế kính râm cho Trái Đất bằng cách rắc các hạt tán xạ ánh sáng xung quanh xích đạo để giảm thiểu sự bức xạ của Mặt Trời đối với Trái Đất, triệt tiêu nhiệt lượng gây hiệu ứng nhà kính.
Đưa lượng lớn nguyên tố sắt xuống biển
Nguyên tố sắt có thể kích thích sự sinh trưởng của sinh vật phù du, vì thế một số nhà khoa học kiến nghị có thể đổ xuống biển lượng lớn nguyên tố sắt để kích thích sự sinh trưởng của sinh vật phù du nhằm hấp thụ carbon dioxide dư thừa, sau khi sinh vật phù du chết chúng sẽ chìm xuống đáy biển và lượng carbon dioxide cũng sẽ chìm xuống đáy biển.
Kéo dài hành trình bay, giảm tốc độ bay
Một số nhà khoa học kiến nghị giảm tốc độ bay của máy bay để không làm sản sinh các đám mây bay.
Tốc độ bay giảm đồng nghĩa với việc hành trình bay kéo dài, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng việc giảm thiểu hiệu ứng sản sinh các đám mây bay có thể giúp hạ thấp hao tổn nhiên liệu.
Trồng tảo trên mặt biển
Việc nuôi trồng tảo biển có tác dụng hấp thụ carbon dioxide trong không khí, sau đó lượng carbon dioxide này sẽ chìm xuống đáy sau khi tảo biển không còn tồn tại.
Trồng cây giả
Các nhà khoa học kiến nghị trồng khoảng 100.000 cây giả để hấp thụ carbon dioxide. Những cây giả này có thể hấp thụ và tích trữ carbon dioxide thông qua thiết bị lọc.
Phun chất aerosol vào trong không khí
Một số chất aerosol có hiệu quả giúp hạ nhiệt trong tầng khí quyển. Những phẩn tử nhỏ bé trong chất aerosol có thể ngăn chặn sự bức xạ một phần ánh sáng và phản xạ vào không gian, qua đó giúp ứng phó với sự ấm lên toàn cầu.
Giữ côn trùng trong nhà bếp
Bạn có thể giữ lại trong nhà bếp một số lượng côn trùng nhất định, bởi những con côn trùng này sẽ ăn các thức ăn thừa như bánh mì và hoa quả, sau đó biến thành phân bón sử dụng cho cây cối trong vườn hoặc trồng trong nhà.
Chôn carbon dioxide xuống đất
Một số nhà khoa học kiến nghị gom carbon dioxide lại và chôn xuống đất. Tuy nhiên, phương án này giá thành cao, hơn nữa tiềm ẩn nguy hiểm từ sự rò rỉ khí dưới đất.
Sống trong căn nhà được xây bằng vật liệu làm từ rác thải
Các nhà khoa học đã tạo ra được vật liệu kiến trúc từ rác thải. Chúng ta có thể lợi dụng những vật liệu này để xây nhà và đảm bảo tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với sử dụng vật liệu kim loại và gạch đá.
Cấm sử dụng túi nhựa và bóng đèn sợt đốt
Để ứng phó với sự ô nhiễm và giảm thiểu chất thải gây hiệu ứng nhà kính, chúng ta có thể sử dụng các túi giấy thân thiện với môi trường, sử dụng đèn huỳnh quang tiết kiệm năng lượng thay cho bóng đèn sợi đốt./.
Ngọc Thúy